Site icon Medplus.vn

BIẾN CHỨNG SUY THẬN MẠN GỒM NHỮNG GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu về các biến chứng suy thận mạn thường gặp là gì bạn đọc nhé!

Biến chứng suy thận mạn

1. Biến chứng suy thận mạn

Bệnh suy thận mạn tính sẽ tiến triển suy giảm chức năng thận chậm, trong nhiều năm và không hồi phục cho đến giai đoạn cuối. Nếu người bình thường không mắc bệnh thận, sau 30 tuổi, mỗi năm theo sinh lý mức lọc cầu thận sẽ giảm trung bình 1 ml/ph/1,73m2.

Còn đối với bệnh nhân suy thận mạn được gọi là tiến triển nhanh, mỗi năm người suy thận mạn sẽ mất ≥ 5ml/ph (theo KDIGO 2012), theo thời gian sẽ dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

2. Các nguyên nhân biến chứng suy thận mạn

Nhóm yếu tố không thay đổi được

  • Tuổi tác: người lớn tuổi thường tiến triển bệnh nhanh hơn so với người trẻ tuổi.
  • Giới tính: nam giới tiến triển bệnh thận nhanh hơn so với nữ giới.
  • Chủng tộc: chủng tộc da đen mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối tăng gấp 2-3 lần nhiều hơn so với người da trắng.
  • Yếu tố di truyền: thận của trẻ sơ sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500g), sinh thiếu tháng, thận của trẻ có mẹ bị bệnh hoặc sử dụng thuốc gây độc thận trong thai kỳ sẽ nhạy cảm với các tổn thương hơn so với đứa trẻ bình thường khác.
  • Chức năng thận nền lúc phát hiện bệnh đã giảm đáng kể.

Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

  • Mức độ protein niệu (đạm trong nước tiểu): protein niệu càng nhiều thì tốc độ suy thận càng nhanh.
  • Bệnh thận căn nguyên: suy thận mạn do đái tháo đường, bệnh cầu thận có tiến triển suy thận nhanh hơn so với tiến triển suy thận của bệnh tăng huyết áp, bệnh ống thận mô kẽ.
  • Mức độ tổn thương ống thận mô kẽ trên sinh thiết thận càng nhiều thì tiến triển suy thận càng nhanh
  • Tăng lipid máu
  • Hút thuốc lá làm thúc đẩy quá trình xơ hóa cầu thận, ống thận và mạch máu.

3. Biến chứng suy thận mạn nguy hiểm như thế nào?

Suy thận mạn sẽ tiến triển qua 5 giai đoạn. Với suy thận mạn giai đoạn 1 và giai đoạn 2, nếu bệnh được phát hiện sớm, có phương án điều trị đúng đắn và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc sống chung với bệnh cũng như trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu của bệnh là hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, khi bệnh suy thận mạn đã tiến triển đến giai đoạn cuối (suy thận mạn giai đoạn 5) lúc này chức năng thận đã suy giảm hoàn toàn, bệnh nhân cần phải tiến hành các biện pháp điều trị thay thế thận để duy trì sự sống.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối:

  • Chạy thận nhân tạo
  • Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng)
  • Ghép thận

Trong đó, chạy thận nhân tạo (lọc máu) và ghép thận là 2 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

Bệnh nhân thực hiện chạy thận nhân tạo cần tiến hành định kỳ 3 tuần/lần sẽ sống thêm được từ 5 đến 10 năm, có nhiều trường hợp kéo dài từ 20 đến 30 năm. Đối với trường hợp ghép thận, tùy theo thận của người cho là thận của người sống hay người chết não, có cùng huyết thống hay không mà có tỷ lệ sống còn khác nhau.

Nếu thận cho là từ người cùng huyết thống với bệnh nhân thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 95 – 98%, tỉ lệ sống trên 10 năm là 75 – 85% và sống trên 20 năm là 50% tùy từng trường hợp. Điều này có nghĩa là trung bình bệnh nhân ghép thận cùng huyết thống có thể sống 15 đến 20 năm nếu điều trị và tuân thủ tốt.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sau khi phát hiện suy thận mạn giai đoạn cuối và tiến hành điều trị, bệnh nhân có thể tử vong chỉ sau 1 – 2 tháng phát hiện.

Để kéo dài thời gian sống của bệnh nhân suy thận mạn, giúp việc chữa trị đạt hiệu quả và giảm số lần chạy thận, người bệnh nên chú ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống cần phải kiêng khem nghiêm ngặt, giữ tinh thần luôn thoải mái, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng…

 

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các thông tin cần biết về biến chứng suy thận mạn là gì nhé, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết để hạnh phúc với gia đình hơn bạn đọc nhé.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version