Site icon Medplus.vn

Biến chứng thai kỳ – Bệnh lý về nước ối: Đa ối – Thiểu ối

Bà bầu ăn kiwi 10 lợi ích sức khỏe cần biết 6 - Medplus

Đa ối – Thiểu ối là gì?

Nước ối

Trong quá trình mang thai, thai nhi được bao bọc bởi nước ối trong tử cung của mẹ. Nước ối là chất lỏng chứa nhiều dinh dưỡng, có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi và bảo vệ thai nhi khỏi những chấn thương và chấn động khi ở trong bụng mẹ. Nước ối còn có tính kháng khuẩn. Chúng bảo vệ thai nhi tránh bị nhiễm trùng và giúp phổi phát triển.

Nước ối được hình thành sau vài tuần của thai kỳ. Nguồn gốc của chúng được tạo thành từ nhiều bộ phận nhưng hầu hết là từ thai nhi. Kể từ tuần 16 thai kỳ, nước ối sẽ là nơi bé bài tiết nước tiểu vào. Tuần thứ 20 trở đi, thai nhi bắt đầu nuốt nước ối rồi bài tiết ra ngoài bụng mẹ. Điều này làm nên hiện tượng tuần hoàn của nước ối, làm cho nước ối luôn được tái tạo. Vào những tháng cuối thai kỳ, nước ối đổi mới mỗi 3 giờ.

Nước ối có tác dụng cung cấp dinh dưỡng vào bảo vệ thai nhi trong tử cung của mẹ

Đa ối và thiểu ối

Khi bắt đầu mang thai, lượng nước ối trong cơ thể mẹ sẽ tăng dần. Thể tích nước ối thay đổi từ 50ml lúc thai nhi được 4-8 tuần và đạt khoảng 1 lít ở tuần thứ 37. Sau đó, lượng chất lỏng này sẽ giảm dần và còn khoảng 600-800ml trong tuần thai thứ 40.

Hiện tượng đa ối xảy ra khi lượng nước ối của thai phụ vượt quá 2 lít, thậm chí lên đến 3 lít. Đa ối thường gặp trong đa thai và một số bất thường về hệ thần kinh trung ương của thai nhi như não úng thủy, thoát vị não màng não, cột sống chẻ đôi… Đa ối cũng có thể do bệnh lý của màng ối, phù nhau thai, thai nhi to,… Đôi khi hiện tượng này cũng xảy ra ở mẹ bị bệnh tiểu đường.

Thiểu ối xảy ra khi thể tích nước ối trong cơ thể xuống dưới 200ml. Thiểu ối thường gặp ở trường hợp thai nhi bị những bất thường hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa. Ví dụ như: như hẹp thực quản, không có dạ dày, van niệu đạo sau ở bé nam, bất sản thận…. Thiểu ối còn gặp trong tình trạng mẹ suy dinh dưỡng, thai suy dinh dưỡng, thai quá ngày sanh, vỡ ối non, vỡ ối sớm….

Đa ối – Thiểu ối nguy hiểm như thế nào?

Đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ thì hậu quả càng khôn lường. Lượng nuớc ối quá nhiều làm cho bé dễ bị chuyển động và mắc phải trường hợp bị dây rốn quấn cổ hoặc sinh ngôi bất thường. Đa ối còn làm do bụng mẹ căng quá mức làm mẹ khó thở. Điều này dễ làm xuất hiện các cơn co thắt tử cung và tăng nguy cơ sinh non, bé sẽ bị phát triển không đầy đủ.

Ngược lại, khi thể tích nước ối trong tử cung quá ít sẽ cản trợ hoạt động của bé. Thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và xơ cứng các khớp, tay chân khoèo do không được cửa động tốt. Nếu vỡ ối gây thiểu ối khi chưa chuyển dạ hoặc khi mới bắt đầu đau bụng sanh sẽ làm nhiễm trùng ối, từ đó làm nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng tử cung…

Cả đa ối và thiểu ối đều gây ra những nguy cơ đe doạ cả mẹ và bé.

Đa ối có thể làm cho bé xoay ngôi mông thất thường, gây khó khăn cho việc sinh nở

Đối tượng có nguy cơ mắc Đa ối – Thiểu ối

Trên thực tế, khoảng 2/3 trường hợp đa ối không tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân gây đa ối ở mẹ có thể do:

Thiếu ối có thể xảy ra do rỉ màng ối ở người mẹ. Mẹ bị suy dinh dưỡng hoặc uống không đủ nước, tăng huyết áp, tiền sản giật cũng làm giảm lượng nước ối trong cơ thể. Đôi khi những bất thường từ hệ niệu của thai nhi như việc thai nhi uống nước ối nhưng vì lí do gì đó không thải ra được làm cho quá trình tái tạo nước ối bị hao hụt.

Hậu quả của Đa ối – Thiểu ối

Hậu quả với mẹ

Đa ối có thể gây ra các rủi ro cho mẹ như:

Thiểu ối làm cho mẹ liên tục chịu những con đau và co thắt tử cung mỗi khi thai nhi chuyển động. Lượng nước ối ít làm cho những tác động của thai nhi ảnh hưởng trực tiếp lên thành tử cung của mẹ.

Hậu quả với bé

Thai phụ bị đa ối sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi như:

Mẹ phải tiến hành rút bớt dịch ối nếu thể tích nước ối tăng quá cao

Ngược lại, khi lượng nước ối trong tử cung của mẹ quá ít cũng sẽ gây đe doạ cho thai nhi:

Cả 2 trường hợp đều có thể dẫn đến việc mẹ phải sinh non, chấm dứt thai kỳ.

Lưu ý phòng tránh Đa ối – Thiểu ối cho mẹ

Để phòng tránh các bệnh lý về nước ối, mẹ cần khám thai định kỳ đều đặn. Việc sàng lọc và phát hiện các bệnh lý nội khoa cũng sẽ giúp cho mẹ tránh được những nguy cơ tăng giảm lượng ối thất thường.

Mẹ cần lập cho mình chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh lao động quá sức. Tránh ăn quá mặn và uống nước vừa đủ, trung bình khoảng 2 lít mỗi ngày.

Các bà bầu được khuyến nghị uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước ối

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường về nước ối như bụng to gây khó thở hoặc vòng bụng to ra chậm, không đều,… mẹ cần báo ngay với bác sĩ để được tư vấn chữa trị.

Đối với mẹ bị đa ối, mẹ sẽ được được bác sĩ chỉ định rút bớt nước ối. Trường hợp đa ối mà thai nhi vẫn phát triển bình thường, bác sĩ có thể chỉ định cho sản phụ nghỉ ngơi, dùng thuốc theo chỉ định.

Ngoài ra, nếu thiếu ối, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho thai phụ được truyền dịch vào túi nước ối để duy trì đủ lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm bài viết:

Biến chứng thai kỳ – Bất đồng nhóm máu Rh (Rhesus)

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version