Chậm tăng trưởng trong tử cung là gì?
Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thai kỳ. FGR(thai chậm tăng trưởng trong tử cung) liên quan đến tình trạng bánh nhau thiếu dinh dưỡng, kết cục chu sinh bất lợi.
Biến chứng này là tình trạng mà sự tăng trưởng thai nhi bị hạn chế. Bé sinh ra sẽ nhỏ hơn bình thường, sức khỏe yếu hơn bình thường. Xảy ra ở nửa sau trong 3-5% thai kỳ.
Có 2 loại thai nhi chậm phát triển xảy ra trong quá trình mang thai gồm:
Thai nhi chậm phát triển tăng trưởng đối xứng: sự phát triển toàn diện của thai nhi chậm. Thai nhi có cơ thể tăng trưởng ở dạng cân đối với đầy đủ các cơ quan chức năng bên trong cơ thể, nhưng nhỏ hơn về kích thước so với những đứa trẻ bình thường cùng độ tuổi.
Thai nhi chậm phát triển tăng trưởng bất cân xứng: thai nhi có đầu và não phát triển bình thường nhưng kích thước cơ thể nhỏ hơn so với mức độ tiêu chuẩn tại thời điểm thai kỳ đó. Tình trạng này không biểu hiện rõ ràng cho đến giai đoạn thai kỳ thứ 3.
Mặc dù kích thước này ở mỗi bà bầu là khác nhau, nhưng vẫn có những dấu hiệu tiêu chuẩn cho biết em bé đang phát triển ở bên trong. Vì vậy, đi khám định kỳ trong giai đoạn mang thai rất quan trọng.
Chậm tăng trưởng trong tử cung nguy hiểm như thế nào?
Nguy hiểm đến tín mạng
Khi mẹ bầu nhận biết thai nhi tăng trưởng chậm trong quá trình mang thai sớm nhất có thể. Mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về tình trạng thai nhi để tránh tình trạng mẹ bầu sinh non hoặc thai nhi chết trong bụng mẹ.
Nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi
Những thai nhi mà chậm phát triển sẽ gia tăng nguy cơ gặp những vấn đề sức khỏe trước và sau khi sinh:
Sinh con còi cọc, thiếu cân. Gặp vấn đề về nhịp thở và ăn uống.
Điểm chỉ số Apgar thấp (Điểm chỉ số Apgar là bài kiểm tra đo lường tình trạng thể chất của trẻ sơ sinh và quyết định các biện pháp chăm sóc.)
Số lượng hồng cầu bất thường.
Các vấn đề về thần kinh. Gặp khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể.
Thai chết lưu trong bụng mẹ.
Đối tượng có nguy cơ bị chậm tăng trưởng trong tử cung
Mẹ
Mẹ bầu không được trang bị về kiến thức tiền sản, có chế độ ăn uống không đầy đủ. Các mẹ không có đủ sức khỏe để mang thai, hệ miễn dịch yếu.
Hút thuốc lá, sử dụng ma túy và uống rượu.
Tử cung có hình dạng và kích cỡ bất thường.
Mẹ thường chảy máu hay mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Mẹ mắc bệnh mạn tính như hồng cầu lưỡi liềm.
Mẹ bầu có sức khỏe yếu, hoặc những người đã từng bị các biến chứng thai kỳ khác. Các mẹ bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, khi có tình trạng suy nhau thai do nhau thai bất thường hoặc do nhau tiền đạo.
Có lượng nước ối thấp: lượng nước ối đầy đủ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi là điều cần thiết. Lượng nước ối thấp có thể làm hạn chế sự phát triển của trẻ. Có rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sức khoẻ của mẹ, một số loại thuốc nhất định và vỡ nước ối có thể làm cạn lượng nước ối trong phôi thai.
Thai nhi
Những em bé có bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Turner hoặc sự bất thường của một trong các cơ quan chính.
Thai nhi đã bị mắc một chứng bệnh truyền nhiễm như rubella, nhiễm khuẩn toxoplasma hoặc virus cự bào ngay từ trong bụng mẹ.
Hậu quả của biến chứng
Hậu quả với mẹ
Mẹ có thể phải chuẩn bị tinh thần khi được chuẩn đoán thai nhi tăng trưởng chậm. Khi các bác sĩ cho rằng em bé nên được ra ngoài hơn là tiếp tục ở lại trong tử cung của mẹ, thì sẽ cần phải tiến hành giục sinh, hoặc mổ lấy thai. Khi đó, rõ ràng phải cân nhắc hết sức cẩn thận giữa những điều được và mất, vì trẻ sinh non thường có một số rắc rối đi kèm.
Ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ rất nhiều. Vì vậy mẹ nên cân nhắc.
Hậu quả với bé
Nhiều khả năng bị kiệt sức trong quá trình mẹ chuyển dạ và không thể tự thở khi ra ngoài. Có thể gặp khó khăn trong việc duy trì thân nhiệt do cơ thể chưa trưởng thành và chưa tích lũy đủ lượng chất béo cần thiết. Có thể có vấn đề về đường huyết và cần được theo dõi, chăm sóc đặc biệt.
Các em bé dễ bị nhiễm trùng hơn, không được khỏe vì chúng không mạnh mẽ bằng những đứa trẻ sinh ra với kích thước bình thường.
Khi bé được sinh ra, sẽ dễ bị giảm khả năng chống lại những bệnh truyền nhiễm, huyết áp thấp. Chậm phát triển về thần kinh hoặc gặp các khuyết điểm về cơ thể.
Lưu ý để tránh nguy cơ bị chậm tăng trưởng trong tử cung
Có một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lí để cung cấp đầy đủ chất cho mẹ và bé.
Đi khám thai định kỳ đầy đủ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng thai nhi.
Chú ý đến các hoạt động, cử chỉ của bé khi còn trong bụng ở giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường, đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để kiểm tra.
Không sử dụng những chất kích thích như rượu và thuốc lá trong thời kỳ mang thai
Hạn chế các thực phẩm, các chất chứa caffeine
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, vì có một số loại thuốc dẫn đến nguy cơ thai chậm phát triển.
Nghỉ ngơi đầy đủ để tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress trong quá trình mang thai.
Xem tiếp bài viết: Kiến thức thai kỳ
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!