Site icon Medplus.vn

Biến chứng thai kỳ – Đái tháo đường thai kỳ

Bà bầu uống nước mía khi mang thai Nên uống thời điểm nào - Medplus

Thế nào là đái tháo đường thai kỳ?

Đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) xảy ra khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân của bệnh là do hóc môn insulin của người bệnh bị vô hiệu hoá.

Insulin đóng vai trò chuyển đổi lượng đường trong máu thành một dạng năng lượng tích trữ. Insulin bị mất tác dụng sẽ khiến cơ thể không dự trữ được lượng đường đưa vào. Từ đó gây ra sự quá tải đường trong máu và nước tiểu, dẫn đến tiểu đường.

Insulin giúp cơ thể chuyển hoá và dự trữ đường

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

ĐTĐ thai kỳ là một thể bệnh ĐTĐ, chỉ xuất xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. ĐTĐ thai kỳ xảy ra trong từ tuần thai thứ 24-28 và thường sẽ tự biến mất sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ ĐTĐ thai kỳ chưa khỏi bệnh tức mẹ đã mắc ĐTĐ tuýp 1 hoặc ĐTĐ tuýp 2.

Nguyên nhân của ĐTĐ thai kỳ là do: trong quá trình mang thai, mẹ cần nhiều năng lượng hơn người bình thường. Vì thế, cơ thể mẹ có xu hướng tăng nhu cầu lượng đường nhiều hơn. Nếu cơ thể mẹ đáp ứng được đủ lượng insulin cho nhu cầu tăng lượng đường trong thời gian mang thai thì mẹ không cần phải bận tâm về ĐTĐ.

Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng được suôn sẻ như thế. Khi mang thai, nhau thai tạo ra sẽ tạo ra các nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Các hóc môn này sẽ gây ra một số tác động xấu đến việc sản sinh insulin, gây ra tình trạng rối loại tiết tố. Khi cơ thể mẹ không có đủ insulin, đường huyết sẽ tăng vọt và dẫn đến ĐTĐ thai kỳ.

Dấu hiệu của bệnh

Bệnh ĐTĐ thai kỳ thường diễn ra âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng. Mẹ chỉ có thể phát hiện ra chúng qua những lần khám thai định kỳ và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể để ý và gặp những triệu chứng sau:

Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

ĐTĐ thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. Việc rối loạn kiểm soát lượng đường trong máu mẹ sẽ truyền sang thai nhi, làm cho thai nhi to và có thể nặng đến gấp 3,5 lần những đứa bé khác.

Đường nhiều trong máu cũng là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn ẩn náu và sinh sôi. Vì vậy mẹ bầu mắc ĐTĐ thai kỳ dễ bị nhiễm trùng và có nguy cơ bị tiền sản giật, băng huyết sau khi sinh.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

Tăng cân quá nhanh trong thời gian mang thai cũng là nguy cơ dẫn đến ĐTĐ thai kỳ

Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ

Hậu quả với mẹ

Hậu quả với bé

Lưu ý phòng tránh đái tháo đường thai kỳ cho mẹ

Ăn uống đều đặn, tránh bỏ bữa

Giờ giấc ăn uống không đều đặn, mẹ hay bỏ bữa là những nguy cơ ngoại tác dẫn đến rối loạn điều tiết insulin của tuyến tuỵ. Để đảm bảo điều này, mẹ cần quan tâm bữa ăn sáng và ăn uống đúng giờ giấc. Mẹ có thể lựa chọn cho bữa sáng của mình những loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc kết hợp ăn một quả trứng luộc cùng một hũ sữa chua.

Giảm lượng đường và tinh bột

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng cho việc phòng tránh đái tháo đuờng thai kỳ cho mẹ bầu. Mẹ cần tránh dung nạp quá nhiều đường và tinh bột trong khẩu phần ăn của mình. Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrat như: bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo…

Kiểm tra đường huyết đều đặn

Mẹ cần gặp bác sĩ và tiến hành đo đường huyết vào những buổi khám thai định kỳ. Nếu phát hiện đường huyết tăng quá cao, bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ tiêm insulin để giảm bớt lượng đường trong máu. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiểm soát cân nặng của mình, tránh tình trạng thừa cân quá mức.

 

Xem thêm bài viết:

Biến chứng thai kỳ – Bệnh lý về nước ối: Đa ối – Thiểu ối

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version