Site icon Medplus.vn

Top 5 biến chứng thai kỳ thường dễ mắc nhất

Bản sao của Top 5 loại kem trị rạn da cho bà bầu Việt được ưu thích 1 - Medplus

Đinh nghĩa biến chứng thai kỳ

Top 5 các biến chứng nguy hiểm của mẹ bầu

Biến chứng thai kỳ là biến chứng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ,và có tác động nghiêm trọng ở các mức độ khác nhau đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là những biến chứng thai kỳ phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

Biến chứng thai kỳ giai đoạn sớm

Mang thai ngoài tử cung

Biến chứng này xảy ra khi trứng thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Khả năng xảy ra thường khoảng 1/200. Nếu đã từng bị thai ngoài tử cung trước đây hoặc từng phẫu thuật vòi trứng, xác suất này sẽ cao hơn. Đây là biến chứng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy phôi thai và nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ phải mổ cấp cứu nếu thai làm tổ ở vòi trứng gây bể vòi trứng.

Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ. Túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.

Ốm nghén

Ốm nghén là biến chứng thường gặp do buồn nôn và nôn. Nôn là triệu chứng rất thường gặp trong 3 tháng đầu thai kì, xảy ra với tần suất 1:200. Tình trạng này cũng thường gặp ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, mẹ mang thai lần đầu, phụ nữ có mẹ khi mang thai cũng bị nghén hoặc những phụ nữ mang đa thai. Khi gặp tình trạng này, có thể điều trị bằng thuốc uống nhưng nếu nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến mất nước, phải nhập viện và truyền dịch.

Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, gạo, mỳ ý, khoai tây, hoặc ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo.

Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Phải mất tới 20 phút để bộ não của bạn nhận biết là dạ dày của bạn đã đầy. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.

Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.

Các biến chứng giữa thai kỳ

Hở eo cổ tử cung

Hở eo cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị suy yếu, không giữ được thai trong buồng tử cung, làm túi ối bị sa xuống âm đạo, nguyên nhân gây sảy thai.Nếu bị hở eo cổ tử cung, bạn có thể không có triệu chứng gì hoặc chỉ có những triệu chứng nhẹ bắt đầu xuất hiện từ tuần 14 đến tuần 20 của thai kỳ. Những triệu chứng có thể kể như:

Cảm thấy áp lực ở vùng chậu.

Đau lưng Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn.

Dịch âm đạo thay đổi từ màu trắng, trong hoặc vàng nhạt sang màu hồng hoặc nâu Rỉ máu âm đạo.

Việc bị hở eo tử cung rất nguy hại đến mẹ bầu vì nó thể khiến bạn bị sảy thai, hoặc có thế bị sinh non. Từ  việc xảy thai thì sau này dẫn tới việc mẹ bầu khó có thai nữa. Vì lúc đó tử cũng đã bị tổn thương và yếu đi.

Từ việc sinh non bé sinh Do rời lòng mẹ với thể trạng yếu ớt, trẻ sinh non rất khó tồn tại hoặc tồn tại khó khăn, với nguy cơ di chứng về tinh thần và thể chất. Các thống kê cho thấy 20% trẻ sinh non tử vong trong năm đầu đời.

Thiếu máu

Có thể gặp trong suốt thai kì do thiếu huyết sắc tố. Tình trạng tích nước ở bà bầu có thể làm máu bị pha loãng, khiến cho tỉ lệ huyết sắc tố trong máu bị giảm. Do huyết sắc tố giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến thai nhi, các bà bầu nên làm xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ huyết sắc tố. Có nhiều cách xử trí từ đơn giản nhất là bổ sung sắt trong thức ăn hoặc trực tiếp bằng cách uống viên sắt, cho đến phức tạp hơn là truyền máu.

Các biến chứng muộn trong thai kỳ

Các biến chứng ở thai kỳ

Thai chết lưu

Biến chứng thai chết lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Cả sẩy thai và thai chết lưu đều được hiểu là thai đã mất, nhưng chúng khác nhau tùy theo thời điểm mất mát xảy ra. Tại Hoa Kỳ, sảy thai thường được định nghĩa là mất em bé trước tuần thứ 20 của thai kỳ, thai chết lưu là mất em bé sau 20 tuần mang thai.

Thai lưu nằm quá lâu trong bụng mẹ (từ 3-4 tháng) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu, với biểu hiện lâm sàng là chảy máu tử cung, máu không đông, khiến cho người mẹ bị băng huyết nặng.

Để không bị biến chứng chết thai lưu ta cần có 1 số biện pháp phòng tránh như sau:

Các trường hợp cần thăm khám bác sĩ gấp

Xét nghiệm nước tiểu mỗi lần khám thai định kì kiểm tra xem có đường hay đạm trong nước tiểu không giúp phát hiện sớm tình trạng tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kì. Nếu có bất thường, bạn sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm liên quan.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm bài viết: Biến chứng thai kỳ- Suy thai

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version