Site icon Medplus.vn

Biến chứng thai kỳ- nhau tiền đạo

Biến chứng nhau tiền đạo

Biến chứng nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là gì ?

Nhau tiền đạo là bệnh lý của bánh nhau trong đó bánh nhau bám ở vị trí bất thường. Bình thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung.

Trong trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung thì gọi là nhau tiền đạo. Nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai. Tùy theo vị trí bám, được chia làm 4 loại:

Nhau bám thấp: khi bờ bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, chưa đến lổ trong cổ tử cung.

Nhau bám mép: bờ bánh nhau bám đến lỗ trong cổ tử cung nhưng chưa che kín lỗ trong.

Nhau tiền đạo bán trung tâm: bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung và che kín một phần lỗ trong cổ tử cung. Nhau tiền đạo trung tâm: bánh nhau bám đoạn dưới tử cung và che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.

Sau tuần 28 của thai kỳ(3 tháng cuối). Có thể xác định được qua dấu hiệu thường gặp nhất là xuất huyết âm đạo bất thường.

Nhau tiền đạo nguy hiểm như thế nào ?

Nguy hiểm đến tín mạng

Nếu được phát hiện trong tam cá nguyệt thứ ba thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Khi bám ở đoạn dưới tử cung và cổ tử cung nên cản trở đường ra của thai trong quá trình chuyển dạ. Từ đó làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai. Ngoài ra còn có biến chứng khác bao gồm: chảy máu tử cung, sinh non, thiếu máu, có thể gây tử vong cho mẹ và con.

Nguy hiểm đến thai nhi

Sinh non và những rủi ro liên quan như chậm phát triển, sức khỏe yếu dẫn đến tử vong.

Mất máu.

Đối tượng nguy cơ bị biến chứng nhau tiền đạo

Mẹ lớn tuổi: thai phụ trên 35 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ ít nhất 2 lần.

Tử cung có hình dạng bất thường.

Sẹo mổ tử cung do mổ lấy thai, nạo phá thai làm tăng nguy cơ nhau bám vị trí bất thường ở phần dưới tử cung. Tiền sử ở những lần mang thai trước.

Đã từng sinh mổ trước đây. Đã từng mang đa thai trước đây. Đã từng phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.

Hậu quả của nhau tiền đạo

Hậu quả với mẹ

Chảy máu nhiều và khó kiểm soát. Phải thay đổi kế hoạch sinh vì mổ lấy thai giờ đây trở thành lựa chọn duy nhất. Sinh non và những rủi ro liên quan.

Trong trường hợp nặng, có thể cần phải cắt bỏ tử cung nếu nhau thai không chịu tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.  Ngoài ra, sốc do mất máu dễ dẫn đến mất mẹ hoặc bé trong tình trạng nguy kịch.

Hậu quả với bé

Thiếu oxy với khả năng tổn thương não dễ gây tử vong. Bé sẽ phát triển khác thường, chậm hơn so với những đứa trẻ khác.

Lưu ý để tránh nguy cơ nhau tiền đạo

Hạn chế có thai lúc lớn tuổi, đặc biệt là khi đã có đủ con.

Tránh quan hệ khi mang thai.

Tuân thủ đúng các chỉ định mổ lấy thai giúp hạn chế sẹo tử cung không cần thiết.

Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá thụ động trong khi mang thai.

Nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng nhọc.

Đến khám ngay tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản phụ khoa khi có bất kỳ bất thường nào trong quá trình mang thai như ra máu âm đạo, đau bụng dưới.

Nếu xuất hiện nhau tiền đạo trong tháng cuối thai kỳ, có nhiều khả năng bạn sẽ được chỉ định sinh mổ. Trong trường hợp mẹ bầu ra máu quá nhiều, cần đến bệnh viện ngay để được theo dõi, chăm sóc.

Xem tiếp bài viết: Kiến thức thai kỳ

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiểu tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version