Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu khi mang thai. Khoảng 70% phụ nữ sẽ có cảm giác buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% trong số đó liên tục nôn mửa.
Sau 3 tháng đầu, tình trạng ốm nghén sẽ giảm khoảng 50%, bà bầu sẽ cảm thấy khỏe hơn, tuy nhiên vẫn có trường hợp tiếp tục ốm nghén cho đến hết thai kỳ.
Biến chứng ốm nghén nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng này cũng thường gặp ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, mẹ mang thai lần đầu, phụ nữ có mẹ khi mang thai cũng bị nghén hoặc những phụ nữ mang đa thai. Khi gặp tình trạng này, có thể điều trị bằng thuốc uống nhưng nếu nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến mất nước, phải nhập viện và truyền dịch.
Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng ốm nghén
Thai nghén thường xuất hiện ở:
- Những bà bầu mới làm mẹ lần đầu tiên.
- Những phụ nữ đã từng mang thai ít bị ốm nghén hơn những người mới làm mẹ.
- Những bà mẹ mang đa thai.
- Ba tháng đầu hay 14 tuần đầu của thai kỳ.
- Bà bầu dễ bị say tàu xe, say sóng.
- Những phụ nữ dễ bị mệt mỏi hay kiệt sức trong suốt thai kỳ.
Phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực như tổ chức sự kiện, truyền thông, hay việc nặng như chuyển nhà khi mang bầu thường chịu nhiều áp lực công việc dẫn đến căng thẳng. Hãy biết nghỉ ngơi khi cần thiết và không nên tạo áp lực cho bản thân.
Hậu quả của biên chứng ốm nghén
Dấu hiệu ốm nghén bình thường
Những dấu hiệu của ốm nghén bình thường gồm:
- Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
- Đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
- Cảm giác buồn nôn đến rồi đi, không liên tục nên còn có thời gian để nghỉ ngơi.
- Không phải mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, vẫn có thể giữ lại được một ít.
- Thỉnh thoảng nôn nên không ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể.
Dấu hiệu ốm nghén nặng
Những dấu hiệu của ốm nghén nặng gồm:
- Cảm giác buồn nôn chiếm phần lớn thời gian.
- Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng.
- Cảm giác buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, rất ít khi thấy thoải mái.
- Nôn nghiêm trọng đến nỗi mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, không giữ lại được chút nào.
- Nôn nhiều đến mức có dấu hiệu mất nước trong cơ thể.
Lưu ý để tránh nguy cơ bị ốm nghén
Đừng ép mình phải ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc. Hãy lựa chọn món ăn phù hợp và yêu thích trong những thực phẩm được khuyến khích dành cho bà bầu.
Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, gạo, mỳ ý, khoai tây, hoặc ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo.
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Phải mất tới 20 phút để bộ não của bạn nhận biết là dạ dày của bạn đã đầy. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.
Giữ răng và lưỡi sạch. Trong trường hợp bạn khó chịu khi đánh răng thì hãy sử dụng nước súc miệng. Uống và ngậm nước đá cũng có tác dụng tương tự.
Gừng và chanh tươi là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, nước chanh hay ăn các thực phẩm từ gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.
Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm bài viết: Biến chứng thai kỳ-Mang thai ngoài tử cung
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!