Site icon Medplus.vn

Biến chứng thai kỳ- sinh non

Biến chứng thai kỳ- sinh non

Biến chứng thai kỳ- sinh non

Sinh non là gì?

Sinh non được hiểu là khi em bé chào đời sớm trước tuần 37. Khi mẹ bầu lâm bồn, sinh ra em bé trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Khi ra đời sớm hơn bình thường, trẻ sẽ không đủ cân như trẻ sinh đủ tháng và có thể gặp vấn đề về sức khoẻ vì giai đoạn này các bộ phận cơ thể chưa hoàn thiện hoàn toàn.

Sinh non ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé và mẹ bầu

Sinh non được phân loại:

Sinh cực non: thai nhi dưới 28 tuần tuổi.

Sinh rất non: thai nhi từ 28-32 tuần tuổi.

Sinh non muộn: thai nhi từ 33-36 tuần tuổi.

Mẹ bầu nên theo dõi sức khoẻ của mẹ lẫn bé để tránh nguy cơ này. Vì nếu sinh quá sớm, cả mẹ và bé sẽ gặp những rủi ro không tránh khỏi.

Sinh non nguy hiểm như thế nào?

Nguy hiểm đến thai nhi

Trẻ càng sinh thiếu tuần tuổi thì càng dễ bị suy hô hấp. Đây chính là lý do dẫn đến triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức, phải hỗ trợ máy thở và có thể tử vong nếu phát hiện trễ.

Do sinh sớm nên trẻ thường bị huyết áp thấp. Mạch máu không đủ khỏe để duy trì lưu lượng máu bình thường. Cho nên có thể dẫn tới các dị tật tim khác nhau sau này.

Đối tượng có nguy cơ biến chứng sinh non

Mẹ bầu

Tình trạng sinh non có thể xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào. Những mẹ có nguy có sinh non hoặc doạ sinh non:

Những phụ nữ đã có một lần sinh non có nguy cơ trong thai kỳ tiếp theo cao gấp 2-3 lần.

Chấn thương cổ tử cung trong lần sinh đầu. Phụ nữ Mang thai quá sớm sau khi vừa sinh con. Hoặc độ tuổi mang thai quá trẻ(dưới 15 tuổi) và quá lớn(trên 40 tuổi).

Thai phụ có cổ tử cung ngắn (có thể phát hiện thông qua siêu âm ở giữa thai kỳ), chảy máu âm đạo, là các yếu tố dọa sinh bé sớm hơn dự tính.

Theo nghiên cứu, có 25 – 40% các ca sinh non do nhiễm trùng cổ tử cung. Một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này có thể kể đến là việc thai phụ hút thuốc, dùng thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ.  Nhẹ cân hoặc tăng cân quá nhiều, dinh dưỡng kém, thời gian giữa 2 thai kỳ ngắn(6 tháng hoặc ít hơn).

Các thai phụ bị tiền sản giật, bị bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp. Phụ nữ phải lao động nặng, làm việc thiếu nghỉ ngơi hợp lý, các sơ xuất trong sinh hoạt.

Ngoài ra, các vấn đề thai nhi như song thai, đa thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, đa ối, thiếu ối, ối vỡ non, nhiễm trùng ối.

Sinh non ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này

Thai nhi

Dị tật bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ.

Chậm tăng trưởng trong tử cung.

Hậu quả của biến chứng

Hậu quả với mẹ

Làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng trong các lần mang thai tiếp theo. Dễ bị nhiễm trùng tử cung, tiền sản giật, sức khoẻ giảm. Có thể có dấu hiệu giảm trí nhớ khi phải sinh bé bằng cách sanh mổ.

Hậu quả với bé

Những bé sinh trước tuần 37 dễ có nguy cơ chịu hậu quả về sức khỏe suốt đời như bại não, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển thần kinh, bênh phổi mãn tính, mù lòa hoặc câm điếc. Khoảng 50% các ca khuyết tật về thần kinh ở trẻ em là liên quan đến sinh sớm trong giai đoạn mang thai.

Trường hợp nhẹ có thể bị các triệu chứng như: Tri giác thay đổi: lừ đừ, ngủ li bì, lơ mơ hoặc bức rức, khóc thét khi bồng bế trẻ.

Co giật Sụp mí mắt, đồng tử dãn không đều 2 bên, phản xạ ánh sáng giảm. Thóp phồng căng.

Rối loạn điều hòa thân nhiệt.

Sốt cao có thể gặp trong trường hợp tổn thương não nặng do xuất huyết.

Lưu ý để tránh nguy cơ sinh non

Bạn có thể đề phòng việc sinh bé trước tuần 37 ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, bằng cách:

Khám thai định kỳ, đúng hạn. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến những hoạt động cử chỉ của bé. Nếu có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi bác sĩ để biết được tình trạng sức khoẻ của mẹ với bé.

Lưu ý cho mẹ tránh nguy cơ sinh non

Uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.

Có chế độ ăn uống hợp lý và cố gắng chỉ tăng tối đa 11 – 15kg trong suốt thai kỳ.

Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng đường tiểu.

Nên vận động nhẹ và phải nhớ tuyệt đối không được nâng vật nặng hoặc các hoạt động nặng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngừng mọi hoạt động thể chất và nghỉ ngơi nếu bạn gặp các cơn gò không có dấu hiệu dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn.

Cố gắng giảm bớt mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

 

Xem tiếp bài viết: Kiến thức thai kỳ

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiểu tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version