Site icon Medplus.vn

Sự nguy hiểm của biến chứng thai kỳ-Thiếu máu

Thiếu máu là gì?

Biến chứng thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Biến chứng thai kì- Thiếu máu

Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, hay nhức đầu.

Biến chứng thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

Thiếu máu nhẹ

Bà bầu bị thiếu máu là có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Với thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, chỉ khó chịu trong vấn đề mẹ hơi chóng mặt một chút.

Thiếu máu nặng

Với bà bầu bị thiếu máu nặng, có nhiều nguy cơ đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé như:

Tăng nguy cơ sảy thai.

Nhau tiền đạo.

Bong nhau non.

Huyết áp thai kỳ.

Tiền sản giật.

Vỡ ối sớm.

Nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.

Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng thiếu máu

Chế độ ăn thiếu một số vitamin nhất định. Một chế độ ăn uống thiếu chất sắt, vitamin B-12 và folate sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu;

Kinh nguyệt. Nói chung, phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nam và phụ nữ sau mãn kinh. Đó là bởi vì kinh nguyệt gây ra sự mất mát các hồng cầu;

Nếu bạn đang mang thai, bn có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Vì sắt dự trữ phải phục vụ cho khối lượng máu tăng lên cũng như là một nguồn hemoglobin cho em bé của bạn phát triển

Hậu quả biến chứng thiếu máu

Hậu quả với mẹ

Biến chứng thiếu máu ở bà bầu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não. Việc thiếu máu sẽ dẫn đến việc dễ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản.

Hậu quả với bé

Nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, dễ mắc bệnh sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu. Con của những bà mẹ thiếu máu thai kỳ ở giai đoạn sớm của thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.

Thiếu máu lưu ý để tránh nguy cơ

Sử dụng viên sắt trước khi có ý định mang thai 3 tháng và trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Khám thai định kì để biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể và thai nhi.

Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và chú ý ăn thực phẩm chứa nhiều sắt:

Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt: thịt bò, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, ngao, súp lơ xanh, rau bina, bí ngô, mì, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt, chuối, nho, mía…Để tăng cường khả năng hấp thụ sắt, nên nấu nướng thức ăn trong chảo gang, tránh uống cà phê hay trà trong bữa ăn.

Bên cạnh đó nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam. Cùng với các loại thực vật giàu sắt như rau bina, súp lơ xanh. Bữa ăn nhẹ nên có dừa nạo sợi, các loại hạt, nho khô và chà là. Bởi vitamin giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

Nguồn: Tổng hợp

xem thêm bài viết: Biến chứng thai kì- Hở eo tử cung 

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version