Site icon Medplus.vn

Bổ Cốt Chỉ – Vị dược liệu “Bổ Thận Tráng Dương” nổi tiếng

bo cot chi - Medplus

Dược liệu Bổ cốt chỉ được sử dụng với nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu người dùng nên tham khảo 1 số lưu ý .Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi khác: Bà cố chỉ, Phá cố chi, Phản cố chỉ, Hồ cố tử, Phá cốt tử, Cát cố tử, Hạt đậu miêu

Tên khoa học: Psoralea Corylifolia L

Họ: Cánh bướm – Papilionaceae

1. Đặc điểm sinh thái

Bổ cốt chỉ hay còn gọi là Phá cổ chỉ là cây thân thảo, cứng, có thể cao khoảng 0.3 – 1 mét, thân cây có nhiều lông trắng, ít khi phân nhánh.

Lá Phá cổ chỉ thuôn có hình trứng, đầu nhọn, đáy lá tròn, mép lá có nhiều răng cưa, dài khoảng 6 – 9 cm, rộng 5 – 7 cm, cuống lá dài khoảng 2 – 4 cm, có lá kèm. Lá chỉ có một chét hình trái xoan, hai mặt có nhiều tuyến hình mắt lông chim, màu đen.

Hoa Bổ cốt chỉ mọc thành chùm ở các kẽ lá, hoa dài khoảng 6 – 10 cm, có màu vàng nâu nhạt hoặc tím. Quả có hình trứng, thuôn, màu đen, dài khoảng 5 mm, rộng khoảng 3 mm. Bên trong quả chứa nhiều hạt, hạt hình thận hoặc hình trứng dài, dẹt. Bề mặt hạt vân, nhiều chỗ lõm vào trong, mùi thơm, vị cay nồng.

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Bộ phận sử dụng dược liệu là phần hạt chín khô, hình tròn, trứng dài hoặc thận dẹt, độ dài khoảng 3 – 4.5 mm, chiều rộng nhỏ hơn 3 mm. Vỏ ngoài dược liệu có màu nâu sẫm hoặc nâu đen, có nhiều vết nhăn, teo, ở giữa lõm vào, hơi cứng. Nhân Phá cổ chỉ có màu vàng hạt nâu, mùi tinh dầu thơm đặc trưng.

3. Phân bố

Dược liệu có nguồn gốc ở Ấn Độ. Sau đó có di thực vào Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc cây mọc khỏe, giai hạt vào màu xuân, thu hoạch vào mùa thu.

Ở Việt Nam hiện nay có trồng ở nhiều địa phương, tuy nhiên chưa thấy khai thác dược liệu này.

4. Thu hái – Sơ chế

Bổ cốt chỉ thu hái vào tháng 9 hàng năm sau đó dùng hạt phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

Cách bào chế dược liệu Bổ cốt chỉ:

5. Bảo quản dược liệu

Dược liệu Phá cổ chỉ sao khi bào chế cần bảo quản ở nơi thoáng gió, mát mẻ và tránh độ ẩm cao.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Bổ cốt chỉ tính ôn, không độc, vị đắng cay (theo Khai Bảo Bản Thảo).

Bổ cốt chỉ tính ấm, vị cay, đắng mà ngọt (theo Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

Vị đắng cay (theo Dược Tính Bản Thảo).

2. Thành phần hóa học

Trong Bổ cốt chỉ có chứa:

Ngoài ra, trong Bổ cốt chỉ còn chứa một lượng nhỏ các chất như:

3. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Chủ trị

4. Cách dùng – Liều lượng

Bổ cốt chỉ có thể dùng tươi, phơi khô, tán thành bột, làm thành viên hoàn, nấu thành cao hoặc sắc lấy nước thuốc để uống. Dược liệu có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều dùng khuyến cáo: 3 – 9 gram mỗi ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa dương khí suy

Dùng 300 g Phá cổ chỉ, rửa sơ, bỏ vỏ, phơi nắng, tẩm rượu chưng rồi lại phơi nắng, giã nát, rây nhỏ. Lại dùng 600 g Hồ đào nhục, ngâm qua nước sôi, bóc bỏ, nghiền nát, gia thêm mật như kẹo mạch nha, bảo quản trong bình sứ.

Cứ mỗi buổi sáng dùng 2 chén rượu nóng trộn 10 muỗng thuốc bột, dùng uống. Sau đó ăn sáng để đè thuốc. Nếu không dùng được rượu thì có thể dùng nước nóng để thay.

Dùng lâu có thể ích khí, thông minh, nhớ dai, sáng mắt, mạnh gân cốt, khỏe mạnh, sống thọ.

Lưu ý: Khi dùng thuốc cần kiêng thịt dê, vân đài.

2. Dùng bổ thận định tâm

Dùng Bổ cốt chỉ 60 g, Bạch phục linh 30 g, tán thành bột mịn. Lại dùng Một dược 15 g, dùng rượu ngầm đổ đầy 1 lóng tay, nấu chảy, hòa với dược liệu, làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 30 viên với nước sôi.

3. Trị chứng dương vật không thể dịu xuống được, tinh khí tự xuất

Sử dụng Phá cố chỉ, Phí tử, mỗi vị cùng 30 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 9 g sắc với 2 chén nước, khi còn lại 6 phần thì dùng uống. Ngày uống 3 lần cho đến khỏi hẳn thì dừng.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Một số đối tượng không được dùng Bổ cốt chỉ bao gồm:

Bổ cốt chỉ kiêng kỳ Vân đài, thịt dê và những loại huyết khí khác.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version