Site icon Medplus.vn

Bồ Hòn – Thần dược Đông Y chuyên trị Ho Khan, Viêm Họng

1 bo hon1 - Medplus

Bồ Hòn luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng việt: Bồ hòn, Vô hoạn thụ, Bòn hòn, Mộc hoạn tử, Mác hón (Tày), Co hón (Thái), Mầy quyến ngần (Dao)

Tên khoa học: Sapindus saponaria L.

Tên đồng nghĩa: Sapindus mukorossi Gaertn.

Họ: Sapindaceae (Bò hòn)

1. Đặc điểm dược liệu

2. Phân bố

Cây bồ hòn phân bố rải rác ở những vùng á nhiệt đới và nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia và Srilanca. Ở nước ta, loài thực vật này mọc nhiều ở những vùng núi trung du như Tuyên Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái, Phú Thọ,…

3. Bộ phận dùng

Vỏ quả, rễ, lá, hạt và vỏ rễ đều được sử dụng để làm thuốc.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái hạt và quả vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Lá và rễ có thể thu hái gần như quanh năm.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh nơi có độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Quả bồ hòn chứa nhiều saponin (khoảng 18%), các saponin trong dược liệu đều có dược tính mạnh như Sapindosid A, B, E, E1, C, Y2, X, Y,… Ngoài ra hạt bồ hòn còn chứa 9 – 10% dầu béo.

2. Tính vị

Rễ và quả bồ hòn có vị rất đắng, tính mát. Rễ hơi có độc.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng bồ hòn ở dạng sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột dùng ngoài. Liều dùng tham khảo: 3 – 9g/ ngày (quả), 12 – 16g/ ngày (rễ) và 6 – 9g/ ngày (vỏ rễ).

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm xoang

2. Bài thuốc điều trị viêm amidan, viêm họng gây nuốt đau, ho và ứ đờm

3. Bài thuốc trị ho gà

4. Bài thuốc trị chứng hắc lào, ghẻ lở

5. Bài thuốc trị đau nhức răng, hôi miệng, sâu răng

6. Bài thuốc trị ghẻ và lở loét ngoài da

7. Bài thuốc trị chứng sốt cao, khó thở và ho do cảm mạo

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Bạn không nên dùng dạng thuốc mỡ bồ hòn để trị bỏng vì trên thực tế, vết thương bỏng có thể có nhiều mủ hơn.

Chưa thấy có tài liệu nói về độc tính của bồ hòn nhưng cần lưu ý tránh để nước bồ hòn rơi trực tiếp vào mắt sẽ gây kích ứng, đỏ mắt. Nếu thấy có triệu chứng như phát ban, đỏ da hoặc ngứa ngáy bất kỳ trên da hoặc tóc thì ngưng ngay lập tức vì có thể cơ địa bị dị ứng với saponin trong quả bồ hòn.

Phụ nữ đang có thai những tháng đầu cũng được khuyến cáo không nên dùng nhiều bồ hòn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version