Site icon Medplus.vn

Bổ máu cùng dược liệu [CAU RỪNG]

Cau rừng

Cau rừng

A. Thông tin về cây Cau rừng

Cau rừng còn được gọi là Huyết giác, Giáng ông, Dứa dại, Cây xó nhà, Giác máu, Co ởi khang (Thái), Ởi càng (Tày)

Tên khoa họcDracaena cochinchinensis (Lour.) S.C. Chen, tên đồng nghĩa: Pleomele cochinchinensis Merr. ex Gagnep.

Họ: Dracaenaceae (Huyết dụ)

Cau rừng có công dụng để chữa tê thấp, ứ huyết (Gốc hoá gỗ).

1. Đặc điểm của cây

Hình ảnh cây cau rừng

2. Phân bố và thu hái

Phân bố: Thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Thu hái: Quanh năm. Chặt về phơi khô là được.

3. Bộ phận dùng

Phần gỗ màu đỏ nâu, được tạo thành trong cây huyết giác già, lâu năm, chết mục, cạo bỏ chỗ gỗ mục, rửa sạch, phơi khô.

Hoặc lúc dược liệu còn ẩm, mềm, đem thái thành miếng dài 3-5cm, dầy 3-5mm.

4. Thành phần hoá học

Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO-OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57-82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%.

5. Tính vị

Cau rừng có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và can, có tác dụng tiêu huyết ứ, thông mạch, hoạt huyết, chỉ huyết.

B. Công dụng và Liều dùng

Công dụng:

Trong phạm vi kinh nghiệm dân gian, cau rừng mới được dùng để chữa những trường hợp ứ huyết, bị thương máu tụ, mụn nhọt, sưng tím bầm, u hạch.

Nhân dân các địa phương thường ngâm rượu cau rừng với tỉ lệ 2:10 uống chữa đau mỏi sau khi lao động nặng nhọc, đi đường xa sưng chân, đặc biệt chữa bị thương tụ máu (uống và xoa bóp).

Cau rừng được dùng chữa bệnh tràng nhạc (lao hạch) vỡ mủ ở Trung Quốc.

C. Các bài thuốc trị bệnh từ Cau rừng

1) Chữa vết thương ứ huyết, bầm tím

Cau rừng 10g, rễ cốt khí củ 10g, rễ cỏ xước 10g, rễ lá lốt 10g, bồ bồ 10g, dây đau xương 3g, cam thảo nam 8g, mã đề 6g. Sắc nước uống.

Kết hợp dùng cau rừng ngâm rượu với địa liền, thiên niên kiện, đại hồi, bột long não, quế chi để xoa bóp ngoài.

2) Chữa vùng tim đau nhói, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng đau bại

Cau rừng, Đương quy, Ngưu tất, Mạch môn, Sinh địa, mỗi vị 12g sắc uống.

3) Thuốc bổ máu

Cau rừng 100g, hoài sơn 100g, hà thủ ô 100g, quả tơ hồng 100g, đỗ đen sao cháy 100g, vừng đen 30g, ngải cứu 20g, gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột, trộn với mật làm thành viên.

Ngày dùng 10 – 20g.

4) Đau nhức, vết thương do ngã, do đòn roi, tụ máu…

Bài thuốc ngâm rượu:

5) Chảy máu cam

Dùng nhựa cây cau rừng, bạc hà (các loại bằng nhau) tán thành bột rồi thổi vào mũi sẽ hết.

D. Lưu ý khi sử dụng

Kiêng kị: Phụ nữ có thai không nên dùng.

Một số người hay bị nhầm cây cau rừng và cây dứa dại vì chúng khá giống nhau. Vì vậy, trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ để không bị nhầm lẫn và gây ra những tác dụng không mong muốn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cau rừng cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version