Site icon Medplus.vn

Bỏ túi 7 phương pháp điều trị bệnh Bàng Quang hoạt động quá mức

image 2020 07 30T104106.212 - Medplus

Bàng quang hoạt động quá mức là bệnh gì?

Bàng quang hoạt động quá mức là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu và bàng quang hoạt động quá mức có thể dẫn đến tiểu không tự chủ.

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây ra bàng quang hoạt động quá mức

Các nguyên nhân này gây co thắt cơ bàng quang quá mức và mất phối hợp hoạt động giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo như:

Ngoài ra, các triệu chứng tương tự có thể xảy ra nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu hoặc có sỏi trong bàng quang.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Nếu bàng quang hoạt động quá mức, bạn có thể gặp phải các tình trạng như:

  • Cần đi tiểu gấp, đột ngột và khó kiểm soát;
  • Có nước tiểu ra ngay lập tức, không thể tự chủ chỉ ngay sau khi mắc tiểu;
  • Đi tiểu thường xuyên, thường từ 8 tiếng hoặc nhiều hơn trong 24 giờ;
  • Thức giấc hai hay nhiều lần trong đêm để đi tiểu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cũng như chữa trị hiệu quả.

Đối tượng có nguy cơ mắc phải bàng quang hoạt động quá mức

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh bao gồm:

  • Lớn tuổi;
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới;
  • Bệnh lý thần kinh: Parkinson, đột quỵ; …
  • Bệnh lý đường  tiết niệu: sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt; …
  • Mang thai nhiều lần.

Phương pháp chuẩn đoán bệnh

Nếu bạn đi tiểu gấp bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng bạn không có nhiễm trùng hoặc có máu trong nước tiểu. Bác sĩ cũng phải đảm bảo rằng bàng quang trống hoàn toàn khi bạn đi tiểu.

Một số xét nghiệm được dùng để chuẩn đoán bệnh gồm:

  • Phân tích nước tiểu: khi nghi ngờ bàng quang hoạt động quá mức, một số những xét nghiệm thường được thực hiện là phân tích mẫu nước tiểu để xác định nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu.
  • Siêu âm bàng quang: xét nghiệm này giúp các bác sĩ đo được lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang khi bạn vừa tiểu xong
  • Xét nghiệm urodynamic: đây là xét nghiệm có thể đánh giá khả năng giữ và lưu trữ nước tiểu của bàng quang để có liệu pháp điều trị thích hợp.
  • Nội soi bàng quang: nội soi bàng quang có thể chuẩn đoán chính xác hơn những nguyên nhân bất thường có thể gây ra bệnh.

Các biện pháp điều trị bệnh bàng quang hoạt động quá mức

Đi tiểu theo thời gian hợp lí

Nhiều bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần để tránh bị són tiểu mà không ý thức được rằng đây lf thói quen xấu, có thể làm tình trạng bệnh tệ hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một số thức ăn và đồ uống lợi tiểu có thể kích thích bàng quang như cafein, bia rượu, những thức uống có đường. Trong đó cafein là đáng chú ý nhất vì cafein có tính lợi tiểu, làm tăng sức co bóp và kích thích bàn quang. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm có chứa cafein nếu như không muốn tình trạng càng tệ hơn. Bên cạnh đó hãy bổ sung thêm các loại rau củ, trái cây có chứa ít axit (chuối, táo, nho, dưa hấu, dâu tây,…).

Điều chỉnh cân nặng

Béo phì sẽ làm tăng áp lực trong bụng, đè ép lên bàng quang và đáy chậu, làm nặng các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức. Vi thế, giảm cân là một biện pháp quang trọng nhằm cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Các kỹ thuật tập luyện

Tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp, tập luyện bàng quang, tập co thắt cơ sàn chậu (phương pháp Kegel có ý nghĩa nhằm hỗ trợ việc kìm nén đi tiểu để điều trị tình trạng tiểu gấp hay tiểu gấp không kiểm soát).

Dùng thuốc

Các thuốc kháng muscarin có tác dụng làm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang. Các thuốc kháng muscarin đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh là có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh gồm có darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium. Tác dụng ngoại ý của các thuốc kháng muscarin là khô miệng, mờ mắt, nóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh, khó tiêu, táo bón, …

Một số thuốc cũng có hiệu quả lên bàng quang tăng hoạt, tuy nhiên cơ chế chưa rõ ràng như flavoxate, các thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramin, amitriptyline, duloxetine), nhóm thuốc chẹn alpha (tamsulosin, alfuzosin, doxazosin, …)

Phẫu thuật

Phẫu thuật để điều trị bàng quang hoạt động quá mức dành cho những người có triệu chứng nặng không đáp ứng với các điều trị khác. Mục tiêu là để cải thiện khả năng dự trữ của bàng quang và giảm áp lực trong bàng quang.

Kích thích thần kinh

Điều chỉnh các xung thần kinh bàng quang có thể cải thiện triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức. Bác sĩ sẽ sử dụng một sợi dây mỏng, đặt gần các dây thần kinh xương cùng (có chức năng truyền tải tín hiệu đến bàng quang) bắc ngang gần xương cụt.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version