Site icon Medplus.vn

BỒNG BỒNG – ” Kỳ diệu ” với Dược liệu chữa ho, hen

bong-bong-ky-dieu-voi-duoc-lieu-chua-ho-hen

bong-bong-ky-dieu-voi-duoc-lieu-chua-ho-hen

Theo tài liệu Đông Y: Bồng bồng có vị chua, tính mát. Tác dụng Tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống viêm

Năm 2011, trên tạp chí International Journal of Current Biological and Medical Science các nhà khoa học Ấn Độ công bố nghiên cứu: “Tác dụng ức chế của dịch chiết rễ cây lá Hen lên viêm đường thở gây bởi ovalbumin và viêm gây ra bởi acid arachidonic trên mô hình chuột với bệnh hen suyễn”.

Kết quả cho thấy, lá Hen hạn chế đáng kể đặc tính viêm mạn tính đường hô hấp, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu lympho, bạch cầu ái toan, và bạch cầu trung tính. Nghiên cứu cũng chỉ ra thành phần hoạt chất quan trọng trong lá Hen là α-và β-amyrin làm giảm tổng hợp Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase. (Leukotriene là các chất trung gian có tham gia vào nhiều khâu trong phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản ứng phế quản). Việc làm giảm Leukotriene giúp mang lại hiệu quả chống viêm và giãn phế quản. Đồng thời, cơ chế chống viêm của lá Hen được xác định tương tự như Dexamethasone – một corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh (tác dụng chống viêm của lá Hen đã được so sánh với tác dụng của liều tiêm phúc mạc dexamethasone 1mg/kg, Indomethacin 10mg/kg và montelukast 10mg/kg).

2. Tác dụng chống oxy hóa

Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương trực tiếp phổi mà còn kích hoạt gây viêm và đóng vai trò trong nhiều quá trình bệnh sinh phức tạp của các bệnh hen suyễn, COPD, viêm phế quản mạn tính…

Các nghiên cứu của Singh và cộng sự, 2010; Amit và cộng sự, 2010; Jayakumar và cộng sự, 2010…đã chứng minh lá Hen có tác dụng chống oxy hóa, dọn dẹp gốc tự do. Qua đó, lá Hen giúp ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa, bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây hại.

3. Tác dụng kháng histamin

Năm 2011, Rahul Mayee cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của dịch chiết cao methanol của lá Hen với bệnh Hen suyễn. Kết quả đưa tới kết luận dịch chiết lá Hen hiệu quả trong việc chống lại co thắt phế quản gây ra bởi histamin.

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa ho:

Lá bồng bồng, 15g cam thảo đất cùng với 15g vỏ rễ cây dâu. Các vị thuốc này đem rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ thêm 1 thăng nước. Sắc trên lửa nhỏ để thu lấy khoảng 300ml. Chia đều ra thành 3 lần uống trong ngày khi nước thuốc còn ấm. Dùng với liều lượng chỉ 1 thang mỗi ngày.

2. Chữa bệnh hen suyễn:

20g lá bồng bồng, 30g rau khúc cùng với khoảng 16g cam thảo đất. Các vị thuốc này rửa sạch rồi cho hết vào ấm sắc cùng 600ml nước để thu lấy 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi triệu chứng của bệnh hết hẳn.

3. Chữa viêm đường hô hấp:

12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất cùng với 20g cây cứt lợn. Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc chung với nửa lít nước trong khoảng 20 phút. Chia đều lượng thuốc thu được thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Chỉ dùng đúng 1 thang mỗi ngày.

4. Diệt chấy:

Nhựa cây bồng bồng cùng dầu dừa với lượng bằng nhau. Cho 2 nguyên liệu trên vào nồi rồi đun nóng trên lửa nhỏ cho tan vào nhau. Chờ thuốc ấm rồi thoa lên tóc và ủ trong khoảng 1 giờ. Cuối cùng gội lại đầu với nước sạch.

5. Chữa đua răng:

1 ít nhựa từ cây bồng bồng. Bôi trực tiếp lên vị trí răng đau nhức sẽ giúp giảm sưng đau và giảm viêm rất nhanh.

6.  Hỗ trợ điều trị các bệnh phế quản:

7 – 10 lá bồng bồng. Cho dược liệu vào nồi nấu trên lửa nhỏ với 1 lít nước. Thu lấy 500ml và chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Dùng duy trì 1 thang/ngày đến khi triệu chứng bệnh hết hẳn.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version