Cùng Medplus tìm hiểu các cách chữa trị bong gân và bong gân là gì? bạn đọc nhé!
1. Bong gân là gì?
Bong gân là tình trạng kéo giãn hoặc rách dây chằng – một dải mô xơ cứng nối hai xương với nhau. Bong gân mắt cá chân là tình trạng phổ biến nhất.
Điều trị ban đầu bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, băng nén và kê cao vị trí chấn thương. Bong gân nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trường hợp nặng, bạn sẽ cần làm phẫu thuật để sửa chữa dây chằng bị đứt.
Sự khác biệt giữa bong gân và căng cơ đó là bong gân làm tổn thương dải mô liên kết hai xương với nhau, trong khi căng cơ liên quan đến chấn thương cơ hoặc dải mô liên kết cơ với xương.
2. Nguyên nhân bong gân là gì ?
Cùng tìm hiểu nguyên nhân bong gân là gì để biết cách điều trị bạn nhé
Bất cứ ai cũng có thể bị bong gân trong một tình huống nào đó trong cuộc đời. Một số yếu tố gây ra nguy cơ bong gân cao hơn, đó là:
- Vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá có nguy cơ bị bong gân bàn chân, cổ chân, gối khi có xu hướng phải nhảy lên khi thi đấu.
- Vận động viên thể hình, tennis, gôn có nguy cơ bị bong gân cổ tay, bàn ngón tay, khuỷu, khớp vai.
- Các môn thể thao đối kháng, dễ va chạm có nguy cơ bong gân ở bất cứ vị trí nào.
- Các môn đòi hỏi sức bền như chạy, đi bộ có nguy cơ bong gân ở bàn chân, cổ chân, khớp gối, thậm chí cả khớp háng.
- Một số môn thể thao trong nhà cũng làm tăng nguy cơ chấn thương bong gân.
- Sử dụng giày, dép không phù hợp khi thi đấu thể thao.
- Không khởi động kĩ hoặc vận động quá mạnh trước khi chơi thể thao
- Những người đã từng bị bong gân có nguy cơ dễ bị chấn thương lại hơn là những người chưa bao giờ bị chấn thương bong gân.
- Những người thừa cân, béo phì.
- Bắt đầu tham gia một môn thể thao mới vào lần tập luyện, thi đấu đầu tiên.
- Những người có bệnh lý về tập trung, cân bằng có nguy cơ chấn thương cao hơn.
- Môi trường xung quanh không thuận lợi như ẩm ướt, trơn trượt khiến bạn có nguy cơ bị dễ chấn thương hơn khi chạy, di chuyển.
Nguyên nhân gây ra chấn thương bong gân là gì?
Đó là những nguyên nhân sau:
- Chấn thương thể thao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.
- Tai nạn trong sinh hoạt như nhảy từ trên cao xuống, trơn trượt
- Bê vác vật nặng thường xuyên hoặc sai tư thế
- Cố bê vác đồ vật nặng quá sức của mình
- Thao tác làm việc, lao động có tính chất lặp lại, kéo dài
3. Triệu chứng bong gân là gì?
Vậy triệu chứng bong gân là gì?
Để nhận biết tình trạng bong gân, người có thể dựa vào những biểu hiện lâm sàng và tổn thương thực thể dưới đây:
- Đau đớn nghiêm trọng tại khu vực bị tổn thương. Đau nhiều hơn khi chạm vào hoặc có lực tác động
- Khu vực bị ảnh hưởng có biểu hiện bầm tím và sưng to
- Mất ổn định khớp
- Bệnh nhân khó di chuyển khớp bị chấn thương
- Hạn chế khả năng vận động
- Khó đứng thẳng, gặp khó khăn với trọng lượng chịu lực
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn:
- Đối với những trường hợp bị đứt dây chằng, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng kêu lộp bộp hoặc rắc rắc ngay tại thời điểm bị chấn thương
- Xương không được thẳng hàng như bình thường
- Khớp lỏng lẻo
- Yếu cơ.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau. Cụ thể, phụ thuộc vào dây chằng bị tổn thương và khớp liên quan, bệnh gây ra những biểu hiện với mức độ nghiêm trọng sau:
- Tổn thương dây chằng chéo trước của đầu gối: Đau dữ dội, sưng tấy, khớp bị tổn thương đột ngột co lại hoặc bệnh nhân co chân sang một hướng khác, có cảm giác gãy xương ở đầu gối.
- Tổn thương dây chằng chéo sau của đầu gối: Sưng nhẹ, bệnh nhân có thể tiếp tục di chuyển.
4. Chữa trị bong gân như thế nào ?
Trước khi điều trị bong gân, bác sĩ xác định tình trạng bệnh qua dấu hiệu bên ngoài và nhờ việc chụp X – quang. Từ hình ảnh, bác sĩ biết được dây chằng nào đang bị tổn thương, mức độ như thế nào, tình trạng bao khớp. Từ đó, bác sĩ chỉ định điều trị một trong những biện pháp sau:
Sử dụng đúng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc là cách được rất nhiều người lựa chọn. Bởi cách này giúp giảm đau nhanh chóng. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc phổ biến như thuốc giảm đau, chống viêm, giảm sưng. Phổ biến như Ibuprofen, Alphachoay, uống Alaxan, xịt Ethyl Clorua…
Tuy nhiên, người bệnh chú ý tuyệt đối không được uống aspirin và tiêm thuốc gây tê. Ngoài ra, mỗi đơn thuốc sử dụng đều phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi thăm khám.
Phẫu thuật
Các bác sĩ chỉ yêu cầu người bệnh phẫu thuật khi tình trạng bong gân độ 3 hoặc bệnh nhân là vận động viên dưới 40 tuổi. Lúc này, dây chằng đã bị đứt hoàn toàn, cần thực hiện khâu áp khít hai đầu bị đứt.
Thông thường, người bệnh mất 4 – 6 tuần sau phẫu thuật không được cử động. Trong thời gian hồi phục, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vận động phù hợp để thúc đẩy quá trình định hướng sợi collagen.
Chữa bong gân bằng Đông y
Theo Đông y, tình trạng này là do khí trệ, huyết ứ khiến kinh lạc bí tắc khiến bệnh nhân đau đớn, không thể vận động. Do đó, cách chữa bong gân là đưa gân khớp về vị trí ban đầu, đông kinh hoạt lạc.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa, lương y sẽ đưa ra phác đồ riêng cho từng trường hợp.
Mẹo dân gian chữa bong gân
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc có tác dụng chữa bong gân. Cụ thể như:
- Mẹo 1: Nướng trái me, lấy phần cùi đắp lên vùng bị bong gân.
- Mẹo 2: Người bệnh trộn bột nghệ với nước chanh, thêm chút muối rồi đắp lên chỗ bong gân.
- Mẹo 3: Ngâm cam thảo trong nước, sau một đêm thì lấy nước bôi trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
Tìm hiểu từ nguồn : verywellhealth
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về bong gân là gì?, Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc nhiều giúp bạn đọc nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình hơn
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan như :