Site icon Medplus.vn

BONG GÂN-PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

bong gan phuong phap dieu tri hieu qua - Medplus

Bong gân là một tình trạng phổ biến rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì nguy cơ bị bong gân ở cổ chân vẫn có thể xảy ra. Hầu hết mọi người thường xem nhẹ tình trạng bong gân này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không biết cách điều trị đúng sẽ rất dễ để lại những di chứng nguy hiểm đối với cơ thể của bạn. Vì vậy cùng Songkhoe.medplus.vn trang bị những cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả về tình trạng này nhé!

Bong gân là gì?

Bong gân là gì?

Bong gân là hiện tượng tổn thương dây chằng. Dây chằng là một thành phần của khớp (bao gồm xương, mặt khớp và dây chằng). Dây chằng cố định khớp, giúp hoạt động khớp trở nên chính xác hơn. Có nhiều mức độ tổn thương dây chằng, từ dãn, đứt một phần đến rách hoàn toàn.

Hầu hết, tình trạng bị bong gân này đều ở mức độ nhẹ. Chính vì vậy, người ta thường chủ quan và tự mình điều trị vết thương ở nhà bằng các phương pháp như: chườm đá lạnh, xoa bóng bằng dầu và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với những người bị bong gân nặng thì cần phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân tại sao lại bị bong gân?

Bong gân xảy ra khi bạn căng quá mức hoặc rách dây chằng ảnh hưởng nghiêm trọng tới khớp. Bong gân thường xảy ra trong các trường hợp sau đây:

Nguyên nhân gây bong gân

Các triệu chứng bong gân thường gặp nhất

Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và có thể bao gồm:

Triệu chứng bong gân

Mức độ bong gân chân-lật sơ mi có thể gặp phải khi chấn thương

Tình trạng lật sơ mi rất dễ gặp phải. Đôi lúc chỉ là vô tình bạn đang đi bước hụt cũng khiến cho cổ chân bị thương dẫn đến lật sơ mi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lực chấn thương bạn mà lật sơ mi ở mức nhẹ hay nặng. Có 3 mức độ bong gân, cụ thể:

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong gân

Các yếu tố góp phần gây ra bong gân bao gồm:

Chẩn đoán

Trong khi kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ kiểm tra sưng và các điểm đau ở vùng bị ảnh hưởng. Vị trí và cường độ của cơn đau của bạn có thể giúp xác định mức độ và tính chất của thiệt hại.

Chụp X-quang có thể giúp phát hiện gãy xương hoặc chấn thương xương khác. Ngoài ra chụp cộng hưởng MRI cũng có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán mức độ tổn thương.

Cách điều trị bong gân hiệu quả

Điều trị bong gân hiệu quả thông qua phương pháp RICE:

Cách xử lý khi bị bong gân

Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và paracetamol cũng là một cách chữa bong gân. Sau hai ngày đầu, bạn hãy vận động vùng bị thương nhẹ nhàng và sẽ thấy khớp cải thiện dần. Có thể mất vài ngày đến vài tháng để phục hồi. Bác sĩ có thể đề nghị bạn cố định khu vực bằng nẹp nếu bong gân trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với một số chấn thương, chẳng hạn như rách dây chằng, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật.

Một số phương pháp phòng ngừa bong gân mà bạn nên biết

Một số cách có thể giúp bạn phòng ngừa bong gân như:

Thực tế, không phải tất cả tình trạng bong gân đều có thể phòng ngừa được. Nhưng nếu biết cách chữa, tình trạng này sẽ không gây ra biến chứng nghiêm trọng nào.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bong gân nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Nhưng những chấn thương gây ra bong gân cũng có thể dẫn đến gãy xương. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn:

Các bài viết liên quan:

Nguồn: Mayoclinic.org, Healthline.com, Hellobacsi.com

Exit mobile version