Site icon Medplus.vn

Bùm bụp – 10+ Bài thuốc tốt nhất của vị dược liệu

bum-bup-10-bai-thuoc-tot-nhat-cua-vi-duoc-lieu

bum-bup-10-bai-thuoc-tot-nhat-cua-vi-duoc-lieu

Bùm bụp luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

bum-bup-10-bai-thuoc-tot-nhat-cua-vi-duoc-lieu

Tên gọi khác: Bùng bục, Bục bục, Bông bét, cây lá ngõa kok po hou

Tên khoa học: Mallotus barbatus Muell. Et Arg

Thuộc họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae).

1. Đặc điểm dược liệu

Bùm bụp là một loại cây nhỡ. Dược liệu xuất hiện với chiều cao từ 1,5 – 2m. Cành non của dược liệu có nhiều lông màu vàng nhạt. Dược liệu có lá mọc so le, đầu lá dài nhọn, phiến lá hình tim, phía cuống tròn hoặc thẳng góc với cuống, hơi thành 3 thùy cắt không sâu hoặc mép nguyên. Lá dược liệu có chiều dài rộng khoảng 15 – 18cm. Khi còn non, mặt dưới của lá tồn tại các lông màu vàng nhạt. Khi già lá có thể nhẵn. Các cuống dài và được bao phủ bởi một lớp lông màu vàng.

Vào tháng 4 và tháng 5 là mùa hoa ở miền Bắc. Vào tháng 8 và tháng 9 là mùa quả. Hoa khác gốc. Chúng mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa đực dài và nhỏ hơn những hoa cái. Bông hoa được hình thành với chiều dài tới 20cm. Dược liệu có quả xuất hiện với lông cứng to dài. Hạt nhỏ, có màu đen. Hạt chỉ lớn hơn đầu đinh ghim một chút.

2. Phân bố

Dược liệu Bùm bụp mọc hoang ở rất nhiều trên khắp các miền rừng núi nước ta. Dược liệu thường ít được sử dụng. Tuy nhiên, có một vài vùng ở dân tộc ít người, người ta dùng hạt của Bùm bụp để làm nến hoặc thắp đèn bằng cách ép lấy lượng dầu đặc như sáp.

3. Bộ phận dùng

Vỏ thân cây, hạt và rễ Bùm bụp.

4. Thu hái

Quanh năm. Đặc biệt là vào tháng 8 và tháng 9.

5. Chế biến

Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu vào loại bỏ tạp chất. Mang dược liệu phơi khô hoặc dùng tươi sắc thành nước uống, nấu thành cao hoặc tán thành bột để dùng dần

6. Bảo quản

Dược liệu nên được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi ẩm móc.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần dược liệu

Sơ bộ chúng ta có thể thấy, bên trong hạt Bùm bụp chứa một lượng chất sáp có thể dùng làm sáp hoặc nến.

Hiện nay tồn tại rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học kể cả trong nước và ngoài nước về dược liệu Bùm bụp trên Pubmed.

Các nhà khoa học công tác tại Viện KH&KT Việt Nam đã nghiên cứu và thành lập được tất cả là 1 triterpen và 6 triterpinoid 5 vòng từ dược liệu:

Các nhà  khoa học thuộc Viện KH&KT Việt Nam và Viện hóa hợp chất thiên nhiên đã thực hiện nghiên cứu trên lá Bùm bụp và phân lập được hai hợp chất gồm:

Hai hợp chất này có tác dụng độc tế bào mạnh giúp tác động và chống hai dòng tế bào ung thư gan của con người (human hepatocellular carcinoma).

Các nhà khoa học công tác tại Đại học Quân y số 1 Trung Quốc đã thực hiện thí nghiệm và chứng minh cây Bùm bụp có khả năng tái tạo tế bào gan đã bị xơ hóa và chống oxy hóa.

2. Tính vị

Dược liệu Bùm bụp có vị chát và hơi đắng, tính bình.

3. Qui kinh

Chưa có thông tin cụ thể.

4. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Rễ Bùm bụp có tác dụng điều trị sưng gan lá lách, viêm gan mạn tính, sa tử cung và trực tràng, viêm ruột tiêu chảy, phùng thũng khi mang thai, huyết trắng.

Một vài nơi như Hà Tĩnh, Nghệ An và Lào dùng hạt ép lấy dầu để thắp.

Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân Bùm bụp để sát trùng, điều trị nôn mửa, nấu dược liệu thành cao dán lên mụn nhọn có tác dụng làm giảm nung mủ và thúc đẩy quá trình lên da non. Ngoài ra, người ta còn dùng dược liệu để điều trị bệnh viêm gan, chữa loét tá tràng, đau dạ dày, kích thích và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.

Theo Y học cổ truyền

Rễ dược liệu có tác dụng bổ vị tràng, giúp hoạt huyết, thu liễm.

Lá dược liệu có tác dụng cầm máu và tiêu viêm.

5. Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Dùng 15 – 30 gram/ngày.

Cách dùng

Dùng tươi hoặc phơi khô sắc thành nước uống, nấu thành cao, nấu thành bột để dùng ngoài hoặc làm hoàn.

Lá tươi giã đắp điều trị các bệnh về da.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

bum-bup-10-bai-thuoc-tot-nhat-cua-vi-duoc-lieu

1. Bài thuốc điều trị sưng gan lách, viêm gan mạng tính

Dùng 15 gram rễ dược liệu, 30 gram rễ muỗng truồng, 30 gram rễ sim. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và phơi khô. Cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc. Khi trong nồi thuốc chỉ còn lại 300ml nước. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

2. Bài thuốc điều trị sa tử cung và trực tràng

Dùng 30 gram rễ dược liệu và 15 gram rễ kim anh. Sau khi rửa sạch, mang các vị thuốc phơi khô. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

3. Bài thuốc điều trị băng huyết sau khi sinh

Dùng 15 gram vỏ thân khô Bùng bục, 12 gram cành lá chua ngút, 15 gram rễ vú bò, 15 gram thân cây lấu. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

4. Bài thuốc giúp lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể

Mang 20 – 30 gram rễ dược liệu rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày.

5. Bài thuốc điều trị nước tiểu đục

Dùng 15 gram rễ dược liệu, 16 gram phổ phục linh, 12 gram phục thần (phục linh). Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc từ 7 – 10 ngày.

6. Bài thuốc điều trị sa tử cung

Dùng 40 gram rễ dược liệu, 40 gram trái kim anh, 40 gram vú bò lá xẻ, 20 gram đảng sâm, 20 gram rễ thầu dầu. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và loại bỏ tạp chất. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

7. Bài thuốc điều trị lở loét miệng

Dùng 1 nắm lá dược liệu rửa sạch. Cho dược liệu cùng với 500ml nước lọc vào nồi. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Dùng nước này để ngậm và súc miệng. Dùng thêm bông tăm thấm vào thuốc và thoa vào những vị trí đang bị loét. Thực hiện từ 3 – 4 lần/ngày. Để bệnh tình mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc liên tục từ 3 – 5 ngày.

8. Bài thuốc điều trị vết thương sưng đau

Mang lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, đắp thuốc vào những vị trí đang bị sưng, đau và có vết thương. Dùng gạc băng cố định. Thực hiện 1 lần/ngày.

9. Bài thuốc điều trị vết thương do rắn cắn

Mang lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát hoặc cho vào miệng và nhai nhuyễn. Đắp thuốc vào những vào vết thương do rắn cắt. Dùng gạc băng cố định.

10. Bài thuốc từ Bùm bụp giúp cầm máu

Dùng lá dược liệu tươi vò nát. Đắp thuốc vào vết thương. Dùng gạc băng cố định cho đến khi vết thương không bị chảy máu.

11. Bài thuốc từ Bùm bụp giúp phòng ngừa ôn dịch

Dùng dược liệu và dây mảnh bát (Bát bát) với liều lượng bằng nhau. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và loại bỏ tạp chất. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version