Site icon Medplus.vn

Bún mắm miền Tây DÂN DÃ, ĐẬM NGON, CHUẨN VỊ

bun mam - Medplus

Bún mắm là món ăn ưa thích của người miền Nam. Mắm là đặc sản của vùng Tây Nam Bộ. Bởi nơi đây có nhiều sông ngòi, gần biển, cá tôm vô số. Họ nghĩ ra các món ăn liên quan đến tôm cá cũng phải lẽ. Medplus gửi các bạn bài viết Bún mắm miền Tây DÂN DÃ, ĐẬM NGON, CHUẨN VỊ. Hy vọng, các bạn ở xa có thể tự nấu một tô bún mắm đúng vị.

Bún mắm miền Tây DÂN DÃ, ĐẬM NGON, CHUẨN VỊ

1. Bún mắm và những điều cần biết

Tên gọi

Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bù hốc. Lúc sang nước ta, nó bị Việt hóa. Nước lèo được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc. Đây là các loại cá có nhiều ở miền Tây, đặc biệt ở các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Người ta đặt tên món ăn theo nguyên liệu chính: mắm và bún. Nhưng phải kể đến rau và các món ăn kèm khác. Cái dân dã thích đơn giản, mộc mạc nên họ gọi gọn đi. Cũng bởi việc đồng, đi từ sớm về lúc tối, nên họ phải nấu nhanh, ăn để có sức, thêm thời gian nghỉ. Vì làm cực nên họ phải ăn món nào mặn mới thấy ngon.

Vì vậy bún mắm miền Tây có diện mạo của đồng quê và tâm tính thuần hậu. Nó thể hiện rõ nét đời sống thường ngày. Nước có đặc tính chuyên chở và nuôi dưỡng. Thiên nhiên dùng để trú ẩn và mang bản tính chân thật. Nguyên liệu làm nên món ăn này có liên hệ đến hai bức tranh lớn đó.

Hành trình mùi vị của bún mắm miền Tây

Bởi sống ở nơi thôn dã nên hợp với những gì mộc mạc. Mớ rau muống mọc đồng, bông súng ngoài ao, bông điên điển ngoài bãi, đám rau đắng mọc dại,… Tất cả làm dịu đi cái vị mặn của mắm và tạo nên cái vị ngọt mát đặc trưng. Ấy vậy, người ta chỉ cho thêm một ít đường, hành sả vào nồi nước cốt mắm. Và họ chan vào bún ăn ngay. Về sau khi có điều kiện hơn, họ thêm miếng tômmực và heo quay. Do đó món ăn cũng ngon và đủ dưỡng chất hơn.

Món bún mắm miền Tây chỉ ngon khi nước lèo ngon. Nấu từ một loại mắm không ngon bằng hai loại. Người ta thường kết hợp mắm cá linh hay cá sặc để nước lèo ngon hơn. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, cọng bông súngrau đắng, bắp chuốikèo nèogiá và rau dấp cá. Tuy nhiên ở quê vốn chuộng cái có sẵn trong vườn, ngoài ao nên có gì ăn nấy. Miễn sao lúc ăn họ vui vẻ và đủ no.

Khoảng những năm 1970, bún mắm được mang lên Sài Gòn. Và nó nhanh chóng trở thành món yêu thích của nhiều người. Bởi nó đựng hương quê và cách nêm đậm đà. Dù có xuất xứ Campuchia, nhưng đến nay người ta chỉ biết bún mắm đã được người Nam Việt làm mới. Và vì thế nó trở thành đặc sản của vùng đất này.

2. Cách nấu bún mắm miền Tây

Bún mắm miền Tây vị ngon phải lẽ

Thành phần

Cách nấu

Bước 1: Ninh nhừ mắm

Cho vào một cái nồi nhỏ, sạch chừng 200 ml nước lọc. Bắc nồi nước lên bếp và để lửa lớn cho sôi dữ. Nước sôi, cho 200 g mắm đã chuẩn bị vào khuấy đều tay cho mắm tan.

Nấu cỡ 2 – 3 phút với lửa vừa cho đến lúc mắm hơi hơi mềm. Lúc này, bạn tắt bếp rồi lọc nước mắm qua rây. Rây kỹ để lúc ăn không bị mắc xương. Chỉ giữ lại phần nước cốt.

Bước 2: Lấy nước ngọt

Rửa sạch xương heo với nước. Tiếp đến, bạn trụng xương qua nước sôi trong vòng 1 phút để sườn ra bọt dơ, mùi hôi. Vớt xương, rửa sạch.

Cho xương vào nồi cùng với 1,5 lít nước lọc rồi nấu với lửa to. Khi nước sôi dữ, bạn hạ nhỏ lửa, tiếp tục ninh trong vòng 20 – 25 phút cho xương ra nước ngọt.

Bước 3: Sơ chế các món ăn kèm

Cà tím: Gọt bớt vở, rửa sạch và ngâm trong nước muối để nó ra bớt mủ. Tiếp theo, bạn cắt nó thành khúc vừa ăn rồi xào nhanh cùng với 50 g sả băm. Nêm một chút gia vị (hạt nêm, đường) cho đậm đà.

Hải sản: Tôm tươi bạn lột bỏ đầu, rút chỉ đen ở sống lưng và bụng. Mực ống rửa sạch bằng muối và dấm, rồi cắt khoanh nhỏ. Cá lóc lóc xương, rửa sạch cắt thành miếng vừa ăn.

Sả củ, ớt sừng: Chọn sả vừa tuổi. Cắt gốc, bỏ bớt lá, rửa sạch rồi đập dập. Ớt sừng, cắt đôi, bở bớt hột, băm nhỏ.

Thịt heo quay: Cắt thành các miếng vuông vừa ăn. Để riêng ra.

Bước 4: Nêm nước lèo

Bạn đổ nước cốt mắm đã chuẩn bị ở bước 1 vào nồi nước ninh xương, khuấy đều. Khi nước sôi trở lại, cho thêm  sả đập dập, ớt sừng, cà tím vào chung. Nêm nước dùng cho vừa ăn. Tùy vị mắm mà có cách nêm phù hợp. Nhưng mắm cơ bản đã mặn nên chỉ cần nêm đường, bột ngọt, ít nước mắm cho thơm.

Hải sản: Trụng qua nồi nước dùng đang sôi. Cho vừa chín, vớt ra, để riêng.

Bún tươi: Luộc bún khoảng 1 – 2 phút cho bún chín, ra bớt bột. Vớt ra rổ, để ráo.

Cho một lượng bún vừa phải vào tô. Cho tôm, thịt quay, mực, cá lóc lên trên. Chan nước dùng đều lên khắp tô rồi dùng nóng.

Món bún mắm miền Tây thật dễ nấu.

Yêu cầu thành phẩm

3. Lời kết

Khi nấu bún mắm miền Tây, bạn đặc biệt lưu ý quá trình rây nước cốt mắm. Bạn rây càng kỹ thì món ăn càng ngon. Bạn nên thật nhiều rau sống để ăn ngon miệng hơn. Bạn có thể pha ít mắm me (vị chua ngọt trội hơn vị mặn của nước mắm) để chấm cá, tôm, mực, thịt. Nước chấm có thể giúp món ăn đậm vị hơn.

Nước lèo đại diện cho vị của sông. Cá, tôm, thịt thể hiện sự trù phú của thiên nhiên. Và vị rau tượng trưng cho vẻ yên bình và tĩnh lặng. Tất cả từ trên cạn, dưới sâu đều ở trong tô bún mắm. Nét hài hòa ấy đã tạo nên một món ăn tìm về thuở khai hoang mở cõi. Việc tận dụng những gì đất trời cung cấp thể hiện rõ nét tinh thần đó.

Medplus chúc bạn nấu thành công và ăn ngon miệng. Nếu bạn thấy bài viết ấn tượng thì hãy nhanh tay đánh giá và đánh giá. Medplus chúc bạn ngày cuối tuần vui vẻ!

Xem thêm bài viết

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version