Site icon Medplus.vn

Bún riêu trứng lộn: sự kết hợp mới mẻ ăn cực ngon

Bún riêu trứng lộn là món ăn chắc chắn khiến cả nhà hay bất cứ tín đồ ẩm thực nào đều phát mê đấy. Và giờ đây bạn có thể tự tay làm món ăn đặc biệt này cho cả nhà ăn rồi đấy. Vậy nếu bạn muốn chiêu đãi cả nhà nhé hãy cùng Medplus vào bếp nào.

Thành phần nguyên liệu cho món bún riêu trứng lộn

Mẹo chọn nguyên liệu cho món bún riêu trứng lộn thêm hấp dẫn

Cua đồng

Cua đồng thì có màu đen, mai cua không có độ bóng và mình cua nhiều bùn đất. Trong khi, cua nuôi rất yếu thế nên khi người bán để trong chậu thì cua ít bò, và dễ rụng càng.

Nên dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua. Cua đồng thật sẽ có gạch vàng, nhỏ càng, vỏ bóng. Khi nấu lên, ăn thấy thịt chắc, dai, ngọt.

Cua tươi khỏe thường chạy rất nhanh, còn đủ chân, càng luôn chỉa lên trên khi bạn cố bắt. Mình cua mập, ấn tay vào yếm cua nổi bọt khí.

Nếu thấy cua có yếm nhỏ là cua đực, còn yếm lớn hơn thì đó là cua cái. Nếu muốn nấu nhiều gạch thì nên chọn cua cái và muốn nhiều thịt thì chọn cua đực.

Nên mua cua vào đầu và cuối tháng âm lịch, cua giữa tháng

Cách chọn cua đồng

Trứng vịt lộn

Khi chọn mua trứng vịt lộn, bạn hãy đưa trứng lên vùng ánh sáng mạnh và quan sát khoảng trống bên trong quả trứng.

Nếu như quả trứng đó có khoảng trống rộng thì chứng tỏ đó là trứng đã già, để đã lâu, không nên mua. Còn khoảng trống nhỏ thì đó là trứng vịt lộn mới, tươi ngon và bạn nên mua.

Bạn có thể thả số trứng bạn chọn vào thau nước muối loãng. Quả trứng vịt lộn còn tươi sẽ chìm xuống còn quả trứng hỏng sẽ nổi lờ đờ trên mặt nước đấy.

Khi bạn chọn mua trứng trong siêu thị thì nên chọn những hộp trứng đóng dấu xếp hạng là AA. Dùng theo hạn sử dụng khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc đóng hộp. Hạn sử dụng là ngày bao nhiêu thì bạn sử dụng đến đúng ngày đó.

Cách chọn trứng vịt lộn

Cách làm món bún riêu trứng lộn

Bước 1

Cho 300gr thịt cua đồng xay ra tô, thêm vào 1,2 lít nước lọc rồi khuấy đều cho thịt cua hoà tan vào nước. Tiếp theo lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần vỏ cua. Thêm vào nồi 1 quả trứng gà, 1 muỗng cà phê mắm tôm, 1 muỗng cà phê muối rồi khuấy lên cho đều.

Bước 2

Bắc nồi lên bếp, đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều tay để thịt cua không bị lắng xuống đáy nồi gây cháy. Khi nồi riêu sôi, riêu nổi lên mặt hết thì lấy vợt vớt phần riêu này cho ra dĩa để riêng.

Ta sẽ còn lại phần nước riêu cua rất trong như hình.

Bước 3

Bắc lên bếp một chiếc chảo sạch, cho vào 3 muỗng canh dầu ăn cùng với 15gr hạt màu điều. Bật bếp và đun nóng dầu đến khi hạt màu điều làm dầu ăn chuyển sang đỏ cam thì vớt ra.

Múc ra bớt 1/2 số dầu điều để riêng, cho vào chảo 15gr hành tím băm và 1 quả cà chua cắt múi cau. Xào 2 phút cho cà mềm rồi đổ phần cà xào vào nồi nước riêu.

Bước 4

Trên cùng chiếc chảo xào cà, cho 1/2 số dầu điều còn lại, thêm 15gr hành tím vào phi thơm. Tiếp theo cho riêu cua vào chảo, nêm 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường rồi xào lên cho thơm.

Đậu hũ trắng cắt miếng vuông nhỏ, cho vào chảo có sẵn 3 muỗng canh dầu ăn đã làm nóng chiên vàng giòn các mặt.

Bước 5

Cho đậu hũ chiên vào nồi riêu. Bắc nồi lên bếp, nêm nếm với 2.5 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê mắm tôm rồi khuấy đều. Vậy là những thành phần chính đã chuẩn bị xong rồi.

Bước 6

Hoàn tất tô bún với thịt bò nhúng tái, trứng vịt lộn, chả cây, hành lá, rau thơm, xà lách, bắp chuối bào và riêu đã chuẩn bị. Rưới nước riêu vào tô, rắc thêm hành phi rồi thưởng thức thôi nào.

Cách làm bún riêu trứng lộn

Mẹo nhỏ cho món bún riêu trứng lộn

Để việc xé cua trở nên dễ dàng hơn, ngoài việc bẻ càng cua hoặc đeo găng, có một cách khá hay là bạn cho cua vào trong nước đá lạnh. Khi gặp nước lạnh cua nằm im và bạn không còn sợ càng cua kẹp tay nữa.

Để cua khi chế biến không có mùi tanh, bạn nên chưng gạch thơm trước khi nấu nhé.

Yêu cầu món bún riêu trứng lộn

Nước riêu thanh, hột vị lộn béo ngậy

Thịt bò mềm thơm cùng với riêu cua ngon nêm nếm đậm đà

Ăn ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món ăn này.

Công dụng món bún riêu trứng lộn

Trứng vịt lộn

Trong trứng vịt lộn có chứa 13,6g protein , 12,4g lipit, 82mg canxi , 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng…

Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa rất nhiều vitamin A, tiền vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin B1 và C.

Trứng vịt lộn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe. Đây cũng là món ăn vặt phổ biến được rất nhiều người ưa chuộng.

Trong Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng.

Đây là một món ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Công dụng trứng vịt lộn

Cua đồng

Thịt cua đồng giàu protid; có lipid, Ca, P, Fe; vitamin B1, B2, PP, B6,…

Cua đồng dùng rất tốt trị chứng gân xương yếu dễ gãy lâu lành

Chứng huyết nhiệt huyết ứ, đau đầu, đau tim, đau ngực sườn

“Trúng phong” tai biến yếu liệt chi, đau tê, miệng, mắt méo lệch

Chứng phong ngứa, vảy nến, mụn độc lở…

Lưu ý khi ăn bún riêu trứng lộn

Trứng vịt lộn

Nên kết hợp với rau răm

Vì rau răm có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng

Khi nó được kết hợp cùng trứng vịt lộn sẽ dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành.

Ngoài ra còn giúp tránh được các chứng bệnh về đường tiêu hóa như trướng bụng, lạnh bụng, đầy hơi.

Không nên ăn buổi tối

Theo Đông y nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng sẽ tốt hơn vì đây là món ăn khó tiêu nếu như bạn ăn buổi tối sẽ khiến bị đầy bụng khó tiêu hóa.

Trẻ em

Mặc dù trứng vịt lộn tốt nhưng do có nhiều chất lại có tính hàn nên nếu như cho trẻ dưới 5 tuổi ăn khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện ăn trứng vịt lộn sẽ rất dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu

Mặc dù trứng vịt lộn có nhiều chất, tốt cho bà bầu nhưng không vì thế mà các bà bầu ăn quá nhiều mà nên hạn chế ăn chỉ nên ăn 2 trứng /tuần và không ăn liền nhau mà nên chia ra.

Không nên uống trà

Nhiều người nói ăn trứng vịt lộn xong miệng có mùi tanh vì vậy thường uống một chén trà. Tuy nhiên trà chứa axit tannic khi kết hợp với chất protein có trong trứng sẽ gây chứng khó tiêu hóa.

Bún riêu trứng lộn

Cua đồng

Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…

Không nên uống nước trà sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng. Vì khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại. Không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau. Vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại. Chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.

Bún riêu trứng lộn là món ăn đơn giản dễ làm mà cực kì bắt miệng đấy. Nên thưởng thức bên người thân mình là tuyệt nhất. Đừng quên ghé Medplus để cập nhật những kiến thức hữu ích cho sức khỏe nhé.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version