Site icon Medplus.vn

BUỒN NGỦ CẢ NGÀY CÓ PHẢI LÀ BỆNH KHÔNG?

Buồn ngủ cả ngày liệu có phải là bệnh không? Có nguy hiểm không? Bạn đọc hãy cùng Medplus tìm hiểu nhé

Buồn ngủ cả ngày

1. Buồn ngủ cả ngày là gì?

Mỗi ngày, cơ thể người chỉ cần ngủ từ 6-8 tiếng tùy theo độ tuổi, nhưng vẫn có những trường hợp ngủ hơn 8 tiếng một ngày nhưng vẫn chưa cảm thấy đủ, bạn có thể ngủ cả ngày hoặc thậm chí luôn trong tình trạng muốn đi ngủ đó chính là những biểu hiện của bệnh buồn ngủ cả ngày.

2. Nguyên nhân buồn ngủ cả ngày là gì?

Dưới đây là những căn bệnh bạn có thể gặp phải nếu cảm thấy buồn ngủ ngay cả ban ngày hoặc thậm chí ngủ cả ngày:

Bệnh tiểu đường

Hơn một triệu người được chẩn đoán bị tiểu đường loại 2 mỗi năm. Bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 là những người sử dụng đường glucose không đúng cách khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu không có đủ năng lượng để giữ cơ thể hoạt động trơn tru, người bị tiểu đường sẽ thường thấy cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ.

Mất ngủ kinh niên

Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, nó khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến ban đêm bạn không thể nào mà ngủ nổi.

Nguy hiểm nhất là bạn có thể chìm nhanh vào giấc ngủ nếu cơ thể bạn quá mệt mà không thể kìm lại được. Căn bệnh này còn ảnh hưởng rất xấu tới não bộ, nếu là trẻ em thì não bộ sẽ kém phát triển, học tập kém và lười biếng. Còn với người lớn, việc đột ngột đi vào giấc ngủ cũng rất nguy hiểm khi đang điều khiển phương tiện gì đó. Nó còn dễ dàng khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực và mệt mỏi.

Suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyển nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyển giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Viêm đường tiết niệu

Không phải cứ bị viêm nhiễm đường tiết niệu là đau rát, buốt mà trong một số trường hợp, mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu duy nhất. Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả chính xác.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh tự miễn dịch này không phải luôn luôn dễ dàng chẩn đoán sớm. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi. Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng và đau khớp.

Thiếu máu

Thiếu máu là một căn bệnh phổ biến trong thời đại ngày nay do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hợp lý kết hợp với cách chế biến thiếu khoa học. Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường. Hậu quả là dẫn đến chứng mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, mất tập trung…

Biện pháp cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể thông qua đường uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…

Bệnh về gan

Buồn ngủ cả ngày

Thời gian dài ăn nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với gan.

Một khi gan bị tổn thương thì các hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng, khiến gan không thể dự trữ vitamin, khoáng chất; sản xuất ra protein mới cho cơ thể; tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết nữa. Chính vì lí do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy buồn ngủ bất kể ngày hay đêm.

Bệnh tim

Buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi.

Tuy nhiên buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực…

Trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân mình và những người khác. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, thay đổi thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh tự miễn dịch này không phải luôn luôn dễ dàng chẩn đoán sớm. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi.

Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng và đau khớp.

3. Chữa trị buồn ngủ cả ngày được không?

Có một thời gian biểu cho việc ăn uống phù hợp

Điều này vừa tạo thành thói quen thức dậy đúng giờ để hoàn thành bữa sáng vừa giúp ngăn ngừa thiếu hụt năng lượng trong ngày. Thiếu hụt năng lượng có thể khiến cơn buồn ngủ tăng lên.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ. Tập thể dục, đặc biệt là thể dục nhịp điệu khiến cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Tập thể dục cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn vào ban ngày và giúp đầu óc luôn tỉnh táo và minh mẫn qua đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ.

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

Nên sắp xếp những công việc cần làm hàng ngày theo trình tự nhất định và cố gắng để dành ra 7 đến 8 tiếng cho giấc ngủ. Nếu công việc quá nhiều, hãy xem xét loại bỏ bớt những việc không quan trọng, hoặc đưa vào danh sách thực hiện sau.

Không nên đi ngủ cho đến khi thực sự buồn ngủ

Lên giường trước khi cảm thấy thực sự buồn ngủ có thể khiến não bộ bị kích thích và khó đi vào giấc ngủ hơn. Điều này khiến cho việc cố gắng đi ngủ sớm trở nên phản tác dụng.

Khám bác sĩ

Nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân ngủ quá nhiều là do những căn bệnh khác ảnh hưởng tới, đi khám để có thể kịp thời phát hiện và điều trị.

Buồn ngủ cả ngày

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về tình trạng buồn ngủ cả ngày, hy vọng bài đọc sẽ giúp bạn có nhiều tự tin hơn trong cuộc sống

Nguồn: verywellhealth

Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến bạn đọc một số bài viết hữu ích:

Exit mobile version