Buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?
Buồn nôn khi mang thai là triệu chứng phổ biến khi mang thai và sẽ giảm dần trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp ói quá nhiều kèm theo triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt là dấu hiệu nghiêm trọng thông báo thai nhi có vấn đề. Mẹ cần đến bệnh viện sớm nhất để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Buồn nôn khi mang thai là biến chứng thai kỳ nào?
Thiếu máu
Buồn nôn khi mang thai có thể do mẹ bầu thiếu máu. Chóng mặt, nôn ói hoặc buồn nôn 3 tháng cuối có thể do thiếu máu: tình trạng thiếu máu ở giai đoạn này là tình trạng rất phổ biến ở mẹ bầu. Nếu gặp tình trạng này mẹ sẽ có rất ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não. Vì mẹ bầu sẽ lấy lượng dinh dưỡng cũng như lượng máu để nuôi thai nhi trong suốt thai kỳ. Cho nên, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp nếu mẹ thiếu máu.
Ngoài ra còn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ trước và sau khi sinh như sinh non, bé suy giáp bẩm sinh. Ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng khác, mẹ phải bổ sung thêm sắt trong giai đoạn mang thai để tránh một số biến chứng nguy hiểm.
Tiền sản giật
Biến chứng này có thể phát triển sau khi thai phụ mang thai 20 tuần. Xét nghiệm có thể protein trong nước tiểu và huyết áp cũng sẽ tăng lên. Khoảng 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, biến chứng có thể gây suy gan, đột quỵ, suy thận, động kinh, ứ dịch trong phổi tạo ra huyết khối.
Tiền sản giật có thể là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đối với cả em bé và người mẹ. Nếu thai phụ bị buồn nôn khi mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ với các triệu chứng đi kèm như đau bụng, nặng mặt, đau đầu nghiêm trọng và rối loạn thị giác thì cần nghĩ tới chứng tiền sản giật.
Nhau bong non
Nhau bong non là hiện tượng rất hiếm và rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 3. Nhau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi chào đời. Tình trạng này là bong bánh nhau ra khỏi thành tử cung và cắt đứt sự nuôi dưỡng giữa mẹ và thai nhi.
Hiện tượng này thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ với diễn biến nhanh chóng, đột ngột. Gây nguy cơ tử vong nếu tình trạng nôn ói, choáng, chóng mặt mỗi lúc một tăng và mất máu mỗi lúc một nhiều hơn.
Buồn nôn khi mang thai cần đến bệnh viện gấp khi nào?
Đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe khi có một sô dấu hiệu đi kèm:
- Buồn nôn, nôn ói kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng, nôn ói đến mức khiến cơ thể mất nước.
- Gịảm cân nhanh chóng.
- Thai phụ bị hạ huyết áp, có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt liên tục khi đứng lên ngồi xuống.
- Buồn nôn kèm chóng mặt.
- Nôn ói, sưng phù tay chân.
- Bị đau bụng thường xuyên, bị sốt trên 38 độ C, và nhịp tim đập nhanh bất thường.
- Khó chịu, chán ăn, nôn mửa, không thể ăn.
Mẹ nên đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu kèm theo nôn ói ở ba tháng cuối thai kỳ
Lưu ý cho mẹ
- Bổ sung nước để tránh tình trạng mất nước trong cơ thể.
- Mẹ nên chia khẩu phần ăn hằng ngày ra thành nhiều bữa.
- Tránh ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
- Nghỉ ngơi thường xuyên, nên vận động nhẹ nhàng.
Xem bài viết liên quan: Kiến thức thai kỳ
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!