Site icon Medplus.vn

BỤP GIẤM – DƯỢC LIỆU NHUẬN TRÀNG ” THẦN KỲ “

bup-giam-duoc-lieu-nhuan-trang-than-ky

bup-giam-duoc-lieu-nhuan-trang-than-ky

Theo tài liệu Đông Y: Bụp giấm có vị chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, lợi mật. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

bup-giam-duoc-lieu-nhuan-trang-than-ky

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

Tác dụng chống có thắt cơ trơn

Đài hoa Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng.  Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.

Tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu

Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bụp giấm đem tiêm vào mèo thí nghiệm  (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa bụp giấm tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.

Tác dụng kháng sinh

Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn  như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus…

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

  1. Không nên dùng quá 2g/ngày vì dược liệu có khả năng gây độc.
  2. Hoạt chất anthocyanin trong dược liệu có thể bị phân hủy khi chế biến ở nhiệt độ quá cao. Vì vậy cần chú ý khi chế biến dược liệu này.
  3. Chưa có tài liệu chứng minh về độ an toàn của dược liệu đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.
  4. Bụp giấm làm giảm 62% nồng độ của thuốc Diclofenac trong huyết thanh. Đồng thời làm giảm nồng độ thuốc Acetaminophen, gây giảm tác dụng điều trị. Khi dùng đồng thời, cần thông báo với bác sĩ để được cân chỉnh liều dùng.
  5. Hiện nay có nhiều nơi gọi bụp giấm là atiso đỏ. Tuy nhiên công dụng của 2 loại thực vật này không giống nhau. Cần thận trọng khi lựa chọn nguyên liệu, tránh gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình điều trị.

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

bup-giam-duoc-lieu-nhuan-trang-than-ky

1. Trà bụp giấm giúp hạ huyết áp, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và hạ cholesterol:

30g hoa bụp giấm hoa khô, 700ml nước. Nguyên liệu rửa sạch và hãm trong 700ml nước sôi. Có thể thêm đường và uống hết trong ngày.

2. Rượu bụp giấm giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và lợi mật:

600g hoa bụp giấm khô, rượu 40 độ 3 lít, mật ong 150ml. Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước, sau đó ngâm với rượu và mật ong trong khoảng 10 ngày. Mỗi ngày dùng 1 – 2 chén nhỏ trước khi ăn để kích thích tiêu hóa.

3. Giảm ho, ngừa ho:

Hoa bụp giấm tươi và đường: Rửa nguyên liệu, sau đó để ráo. Sau đó bỏ vào bình, 1 lớp bụp giấm xen kẽ với 1 lớp đường. Ngâm trong 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng khoảng 30ml.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version