Site icon Medplus.vn

Cá Chép – Những công dụng Y học thần kỳ dành cho mẹ bầu

Cá Chép

Cá Chép

Cá Chép là một loại cá nước ngọt phổ biến rống khắp thế giới. Trong Đông Y, loại cá này được xem là một dược liệu. Có công dụng giúp hạ khí, tiêu thũng, an thai,… Cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Cá chép, Cá gáy

Tên khoa học: Cyprinus carpio L.

Họ: Cá chép (Cyprinidae).

Đặc điểm dược liệu

Thân dẹt, đầu và phần đuôi thuôn, vảy to và tròn, lưng hơi gù, miệng rộng, hơi hướng lên, mép có râu.

Phân bố, đặc điểm sinh thái

Cá nước ngọt được nuôi phổ biến ở ao, hồ, ruộng trũng khắp các vùng địa lý châu Á, châu Âu, châu Phi.

Có nhiều biến dị do những môi trường sống khác nhau như hình dạng, kích thước, bộ vảy và màu sắc. Ăn động vật không xương sống, sinh vật phù du và thực vật thuỷ sinh.

Mùa sinh sản chính vào tháng 2- 4. Người ta đánh bắt chủ yếu vào tháng 7-11. Tránh mùa sinh đẻ.

Bộ phận dùng

Cá chép được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là lý ngư. Thịt cá, vảy cá và mật cá được sử dụng.

Thành phần hóa học, tính vị

Thành phần hóa học

Thịt cá chép có 16% protid, 3,6- 5,6% lipid (trong đó có 0,3% acid béo omega – 3), 0,9 mg% sắt, 17mg% Ca, 184 mg% p, 12mg% Mg, 181mcg% vitamin A, 0,018mg% B, 0,04mg% B2, 0,17mg% Ba… Vảy cá chứa collagen. Mật cá có sắc tố mật, acid mật và sterol.

Tính vị, công năng Thịt

Cá chép có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu, hạ khí, tiêu thũng, an thai, thông sữa, giảm ho suyễn. Vảy cá tính bình, cầm máu. Mật cá có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ, minh mục.

Công dụng và những bài thuốc về Cá Chép

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt cá chép nấu với lá bìm bìm non, ăn hàng ngày chữa phù thũng ở trẻ nhỏ.

Cá chép giúp bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. giúp phụ nữ an thai,…

Những bài thuốc về Cá Chép

1. An thai

Một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5 – 7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.

2. Nôn ở thời kỳ đầu mang thai

Một con cá chép nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.

3. Tăng lượng sữa

Một con cá chép nặng khoảng 250g, một chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1 – 2 ngày sẽ có nhiều sữa.

4. Chữa ứ huyết sau sinh

Nghiền, tán nhỏ vẩy cá chép, cho vào từ 3 – 5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết.

5. Chữa động thai

Cá chép một con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.

6. Chữa mỏi lưng, phù thũng

Cá chép tươi một con (400 – 500g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3 – 5 ngày.

7. Phù thũng do bệnh tim, bệnh thận và rối loạn dinh dưỡng

Cá chép 1 con khoảng 0,5kg, hành 6 cọng, bí đao 0,5kg. Cá rửa sạch, bỏ nội tạng, giữ vẩy, cùng bí đao, hành cho vào nồi, thêm nước vừa đủ rồi hầm chín, nêm dầu ăn, muối (một ít) để gia vị. Chia 2 – 3 lần làm món ăn kèm trong ngày.

8. Ho lâu ngày

Cá chép 1 con khoảng 250g, xuyên bối mẫu tán nhuyễn 6g, nấu canh, ăn liền từ 1 – 3 tuần.

9. Suy nhược sau khi sinh

Cá chép 1 con rửa sạch, hấp chín, lấy thịt, cùng gạo 200g, táo đỏ 50g, hạt sen 50g, bách hợp 50g, quả óc chó 50g, đương quy 4g, ninh cháo.

10. Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa

Cá 1 con 0,5kg, tỏi 2 múi lớn, tiêu 10g, ớt 10g, vỏ quít 10g, sa nhân 10g, tất phác 10g, hành, muối, dầu ăn, mỗi thứ vừa đủ. Cá bỏ vẩy và nội tạng, rửa sạch, nhét tỏi, hành, ớt, vỏ quít, sa nhân, tất phác vào bụng cá.

Đổ dầu vào chảo, khi chiên nóng 8/10, cho cá vào chiên, rồi thêm nước để hầm, chờ đến khi nước đặc ngã màu trắng thì dùng. Ăn cá, uống canh lúc bụng đói.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Exit mobile version