Site icon Medplus.vn

Cà Gai Leo – Và nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về tác dụng chống Viêm gan

May mắn thay đất nước Việt Nam được ưu đãi bởi nguồn khí hậu ôn hoà, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều nguồn thảo dược quý, trong đó có Cà Gai Leo.Vùng trồng cà gai leo lớn nhất Việt Nam đạt chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP – WHO) hiện nay có diện tích 15ha nằm tại xã Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội, thuộc quyền sở hữu của công ty TNHH Tuệ Linh.

Vùng trồng Cà gai leo lớn nhất Việt Nam đạt chuẩn GACP-WHO tại Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội

Cà Gai Leo là một loại thảo dược quý cho sức khoẻ con người, là một nguồn dược liệu nổi bật cho đề tài nghiên cứu khoa học về tác dụng chống viêm gan, xơ vữa gan.

Cà gai leo là cây gì?

Cây Cà Gai Leo

Tên tiếng Việt: Cà gai leo, Chẽ nam (Tày), Cà gai dây, Cà quýnh, Cà quạnh, Brong goon (Bana), Gai cườm

Tên khoa học: Solanum procumbens Lour. – Solanum hainanense Hance

Họ: Solanaceae – Họ Cà

Công dụng: Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn,viêm gan, mụn nhọt, lở ngứa (Rễ sắc uống).

Mô tả

Tính vị công năng

Cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu

Tác dụng trong việc điều trị các bệnh về gan

CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CÓ CÀ GAI LEO

Cà dây leo khô – vị thuốc hiệu quả

1/ Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan

Đối với bài thuốc chữa các bệnh về gan, bạn cần dùng toàn bộ thân, rễ, lá cà dây leo (khoảng 30g), kết hợp thêm với dừa cạn, chó đẻ răng cưa mỗi loại 10g. Tất cả các nguyên liệu làm sạch, đem sao vàng, sắc thành thuốc uống 1 tháng/ngày. Lưu ý sử dụng đều đặn trong 2-3 tháng để thấy được hiệu quả.

Dùng 35g cà dây leo (toàn cây) khô, nấu với khoảng 1l nước. Đun sôi và để cô lại còn 300ml, sử dụng uống trong ngày, ngày 3 lần sẽ giúp hỗ trợ hạ men gan và giải độc gan hiệu quả.

2/ Tác dụng chữa đau lưng, rắn cắn

Theo kinh nghiệm dân gian Lào, khi bị rắn cắn mà vết thương sưng tấy, nhức nhối, để cấp cứu kịp thời, có thê lấy 30 – 50 g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với khoảng 200 ml nước đun sôi để nguội, chắt nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Người bị nạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay, bớt đau nhức, ngủ được. Sang ngày sau, tiếp tục cho uống nước sắc rễ cà gai leo phơi khô (10 – 30 g rễ khô, chặt nhỏ, sao vàng, nấu với 600 ml nước còn khoảng 200 ml). Mỗi ngày uống 2 lần. Dùng 3 – 5 ngày là khỏi hẳn.

Với bài thuốc trên, bệnh viện Hưng Nguyên ở Nghệ An đã chữa khỏi hoàn toàn 14 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có một vài trường hợp bị nặng.

3/ Chữa ho, ho gà

Rễ cà gai leo (10g), lá chanh (30g). Sắc uống làm 2 lần trong ngày

Ngoài công dụng trên, cà gai leo còn được nhân dân ở một số nơi dùng chữa say rượu. Người ta cho rằng trong sau khi uống rượu, thỉnh thoảng xát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say. Nếu đã bị say, uống nước sắc của rễ.

4/ Chữa phong thấp từ cà gai leo

5/ Bài thuốc chữa đau lưng, chữa tê thấp

Đối với bài thuốc này cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu:

Các nguyên liệu trên làm sạch, chặt nhỏ, nấu với nước sạch nhiều lần để được 1 lít cao. Sau đó cho thêm 500g đường, cô đặc để hỗn hợp còn 700ml. Cô đặc xong, để nguội và đổ thêm 300ml rượu 30 độ. Bảo quản sản phẩm nơi thoáng mát, dùng hàng ngày. Mỗi ngày dùng khoảng 60ml chia làm 2 lần, mỗi lần 30ml.

6/ Chữa sưng mộng răng

Hạt cà gai leo 4g tán nhỏ, cho vào nồi đồng với một ít sáp ong, đốt lá lấy khói xông vào chân răng (Bách gia trân tàng).

Lưu ý khi sử dụng Cà gai leo

Xin lưu ý:

  • Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  • Không tự ý áp dụng mà chưa tìm hiểu kỹ về bài thuốc cũng như nguyên nhân gây bệnh.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu Việt Nam

 

Exit mobile version