Site icon Medplus.vn

Cà Rốt và những công dụng không tưởng bạn nên biết

Cà Rốt là củ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sử khoẻ con người. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cây có nhiều công dụng như giúp sáng mắt, chống viêm gan,… Và để hiểu rõ hơn về những công dụng không tưởng của dược liệu này thì cùng tìm hiểu với Medplus nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Hồ la bặc, Băn các đanh (Thái), Cà lốt (Tày)

Tên khoa học: Daucus carota L.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Thông tin về Cà Rốt

Đặc điểm cây

Cà rốt là một cây sống hai năm, có rễ trụ nhẵn hay có lông.

Theo nghiên cứu của Beille thì cây cà rốt mọc hoang không có củ. Loại hiện nay chúng ta trồng là một loại lai của hai loài Daucus carota L. và Daucus maximus L.

Phân bố, thu hái và chế biến

Người ta cho rằng cây cà rốt vốn nguồn gốc từ Pháp nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở khắp các nước phương tây và phương đông. Đầu tiên là một cây thực phẩm, nhưng hiện nay lại thêm vai trò cây làm thuốc và nguồn nguyên liệu provitamin A.

Trong việc trồng, người ta còn phân biệt ra ba loại: Cà rốt dài và đỏ có thể trồng ở bất kỳ đất nào, loại củ cà rốt đỏ và dài vừa phải trồng ở những nơi đất ẩm, loại cà rốt làm thức ăn cho gia súc có năng suất cao hơn có thể trồng ở những nơi đất khô.

Dùng củ hay quả tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Cà rốt chứa beta-carotene và alpha-carotene là hai loại carotenoid mà cơ thể chúng ta chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì các tế bào khỏe mạnh.

Củ cũng chứa luteolin, một chất phytochemical flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Loại củ này còn là một nguồn thực phẩm giàu folate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất khác.

Tính vị, công năng

Công dụng và liều dùng Cà Rốt

Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị Thiếu máu (nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại.

Giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và hàn liền sẹo.

Công dụng và liều dùng Cà Rốt

Ngoài ra còn có một số công dụng như:

Những bài thuốc có Cà Rốt

1. Chữa sau khi ốm kém ăn, uể oải, suy yếu

Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất, Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc uống.

2. Ỉa chảy trẻ em

Dùng bột cà rốt khô 50g, hoặc củ tươi 500g, nước 1 lít, nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150ml trên 1kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, trọng lượng xúp cà rốt giảm dần (Lê Minh).

3. Giun sán

Bột cà rốt 12-18g, dùng trong ngày.

4. Chữa trẻ nhỏ lên sởi

Củ cà rốt, củ mã thầy (còn gọi là củ năn, bột tê), mỗi thứ 150-200g, rau mùi 100g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.

5. Chữa ho gà

Thường sử dụng như 1 biện pháp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.

6. Chữa ho khan

Củ cà rốt rửa sạch, ăn sống, nhai nuốt dần, ăn nhiều lần trong ngày.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Exit mobile version