Các biến chứng thai kỳ thường gặp, Medplus.vn cung cấp những những kiến thức về biến chứng thai kỳ nguy hiểm ở tam cá nguyệt đầu tiên.
Các biến chứng thai kỳ giai đoạn giữa
Các biến chứng thai kỳ: Hở eo cổ tử cung
Hở eo tử cung nghĩa cổ tử cung xóa mở nút nhầy sớm hơn so với ngày dự kiến sinh dẫn đến quá trình chuyển dạ sớm. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh hoặc những phương pháp làm tổn thương cổ tử cung. Chẳng hạn như đã từng phá thai bằng phương pháp nong cổ tử cung, rách cổ tử cung khi sinh ở lần sinh trước, phẫu thuật khoét chóp hay cắt đoạn cổ tử cung.
Dấu hiệu của hở eo tử cung như đau lưng, áp lực vùng chậu, dịch âm đạo màu hồng nhạt hoặc nâu, rỉ máu âm đạo. Hở eo tử cung là nguyên nhân gây ra sẩy thai và sinh non.
Các biến chứng thai kỳ: Thiếu máu
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu thai kỳ. Nguyên nhân là do thiếu chất sắt để đảm bảo sự phát triển của cả và bé. Tình trạng thiếu máu thai kỳ dễ xuất hiện ở những người thiếu cân, ốm yếu, nghén nặng.
Thiếu máu ở bà bầu có biểu hiện xanh xao, giảm sức đề kháng, chóng mặt, khó thở, sinh non hoặc thai nhi chậm phát triển. Để đảm bảo hàm lượng sắt, nên ăn các loại thịt đỏ và bổ sung các vitamin cần thiết. Axit folic, vitamin B12, vitamin C, viên uống bổ sung sắt là những trợ thủ đắc lực ngăn ngừa tình trạng này.
Các biến chứng thai kỳ: Bất tương đồng nhóm máu ABO
Hiện tượng không tương thích nhóm máu mẹ con là tình trạng em bé có nhóm máu hệ ABO khác nhóm máu mẹ dẫn đến người mẹ sản xuất ra những kháng thể. Khi có sự pha trộn giữa các nhóm máu có thể phát sinh ra những biến chứng. Đối với trẻ sơ sinh, hiện tượng bất đồng nhóm máu ABO có thể gây vàng da.
Các biến chứng thai kỳ khác
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Nguyên nhân do nhau bám vào cổ tử cung, không dịch chuyển lên phía trên trong suốt thai kỳ mà vẫn bám và phát triển tại cổ tử cung.
Đối tượng dễ xảy ra nhau tiền đạo là phụ nữ trên 35 tuổi. Dấu hiệu thường gặp là xuất huyết âm đạo bất thường xảy ra ở 3 tháng giữa thai kỳ. Ngoài ra, những cơn co thắt tử cung là một dấu hiệu cho thấy có khả năng.
Nếu xảy ra những dấu hiệu trên, lưu ý nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, không quan hệ tình dục. Tốt nhất các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có cách điều trị an toàn nhất.
Chậm tăng trưởng trong tử cung
Hơn 90% các trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có tình trạng thiếu ối. Thông qua triệu chứng lâm sàng, siêu âm, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, chỉ số chu vi bụng,…Bác sỹ có thể chẩn đoán được sự phát triển của thai nhi.
Thai chậm phát triển trong tử cung có thể dẫn tới sinh non, sảy thai, trẻ sinh dễ mắc bệnh và các khuyết tật hơn so với các trẻ sơ sinh khác. Các bà bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ nên tuân thủ khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi có chỉ định của bác sỹ.
Biến chứng thai kỳ sinh non
Các biến chứng thai kỳ bao gồm sinh non. Sinh non được hiểu là khi em bé chào đời quá sớm. Do sự chuyển dạ sớm, sự co bóp tử cung thường xuyên. Điều này dẫn đến cổ tử cung bắt đầu có sự thay đổi, sinh non, trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi. Sinh non thiếu ngày có thể gây sức khỏe giảm, hệ miễn dịch yếu và chậm phát triển.
Nguyên nhân sinh non có thể xuất phát từ tiền sử bản thân, cổ tử cung ngắn…
Dấu hiệu sinh non là những cơn đau quặn kèm theo co thắt tử cung. Nếu xuất hiện những dấu hiệu lạ như ra máu âm đạo, chuột rút, nước ối rỉ ra ngoài mẹ cần phải lưu ý.
Xem thêm các bài viết:
- 6 biến chứng thai kỳ nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn giữa
- 9 biến chứng thai kỳ nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn muộn
- 4 biến chứng thai kỳ nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn sinh con
Nguồn tham khảo : webmd
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!