Site icon Medplus.vn

Các Biện Pháp Điều Trị Chấn Thương Hàm Mặt

Các Biện Pháp Điều Trị Chấn Thương Hàm Mặt

Các Biện Pháp Điều Trị Chấn Thương Hàm Mặt

Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. Cùng Medplus tìm hiểu về các biện pháp điều trị chấn thương hàm mặt.

Chấn thương hàm mặt là gì?

Chấn thương hàm mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân, cơ chế khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do tai nạn giao thông . Ở trẻ em, chấn thương hàm mặt có thể xảy ra do tai nạn sinh hoạt té ngã. Do các vật dụng, đồ chơi sắc nhọn, hay cũng có thể do bị vật nuôi tấn công. Người cao tuổi có thể bị té ngã do choáng. Hoặc liên quan đến các nguyên nhân toàn thân như tăng huyết áp, hạ đường huyết…

Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt. Mức độ chấn thương từ đơn giản đến phức tạp như: gãy xương ổ răng, gãy thân răng, chân răng. Có thể gãy xương gò má (gãy hàm gò má – cung tiếp ). Bên cạnh đó còn có thể gãy xương hàm dưới (vùng cằm, góc hàm, cành ngang, lồi cầu); gãy xương hàm trên…

Chấn thương vùng hàm mặt gặp ở mọi vùng miền từ thành thị đến nông thôn. Nhưng gặp nhiều ở vùng nông thôn, Lý do là họcchưa hiểu và chấp hành tốt luật lệ giao thông. Có thể do thiếu việc làm nên thanh niên hay tụ tập gây gổ đánh nhau. Số lượng bệnh nhân chấn thương vùng hàm mặt tăng cao vào những dịp học sinh phổ thông được nghỉ hè, nghỉ lễ, tết…

Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt

Cùng Medplus tìm hiểu các biện pháp điều trị chấn thương hàm mặt:

Biện Pháp 1: Xử trí cấp cứu chấn thương hàm mặt

Ngạt thở

Cho nạn nhân nằm đầu nghiêng về một bên trong thời gian sơ cứu. Nhanh chóng di chuyển nạn nhân tới tuyến trên (tuyến chuyên khoa). Khai thông đường thở: lấy hết vật cản trở hô hấp như: gắp răng rơi trong miệng, móc và hút hết đờm dãi, máu cục, chất nôn trong miệng và trong mũi. Nếu tụt lưỡi ra sau dùng gạc kéo lưỡi ra ngoài, khâu đầu lưỡi vào răng cửa hoặc mép. Do gãy xương chèn ép đường thở có thể dùng dụng cụ kéo xương giải phóng đường thở. Hô hấp hỗ trợ: Tùy tình trạng bệnh nhân và nguyên nhân gây ngạt thở có thể hô hấp hỗ trợ như hà hơi thổi ngạt, thở oxy, đặt nội khí quản hay mở khí quản…Đây là những biện pháp điều trị chấn thương hàm mặt cần biết.

Chảy máu

Chảy mạch máu nhỏ: dùng ngón tay đè vào các mạch máu, chảy máu ở mũi thì nhét mèche cầm máu. Nếu thấy điểm mạch đang chảy máu dùng panh kẹp điểm chảy máu và có thể khâu buộc lại bằng chỉ catgut, chuyển nạn nhân lên bệnh viện huyện xử trí. Chảy máu nhiều từ các mạch máu lớn: xử trí cầm máu tạm thời và chuyển ngay bệnh nhân đến tuyến chuyên khoa bệnh viện tỉnh.

Choáng

Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, đặt bệnh nhân nơi thoáng khí Giảm đau bằng khám và vận chuyển nhẹ nhàng, bất động xương; dùng thuốc giảm đau toàn thân.

Biện pháp 2: Xử trí tại bệnh viện

Điều này phụ thuộc vào chấn thương cụ thể của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của nó và liệu người bệnh có bất kỳ vấn đề nào khác vào thời điểm đó không thì bác sĩ sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như:

Rửa vết thương, cắt lọc vết thương và băng bó

Phương pháp điều trị bảo tồn: nắn chỉnh và cố định hàm, áp dụng cho các trường hợp gãy đơn giản, di lệch ít.

Chỉ định phẫu thuật chấn thương hàm mặt được áp dụng cho trường hợp cụ thể, dựa vào vị trí xương gãy, mức độ di lệch và tình trạng chung của bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong trường hợp gãy xương phức tạp, gãy xương di lệch nhiều hay nắn chỉnh đơn thuần không có kết quả, gãy xương đến muộn có khớp giả, gãy xương có can lệch… Các bước phẫu thuật: vô cảm, bộc lộ ổ gãy, nắn chỉnh xương gãy vào đúng vị trí giải phẫu sau đó cố định xương bằng khâu chỉ thép hay nẹp vít nhỏ.

Xem thêm Các biện pháp chẩn đoán chấn thương hàm mặt

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version