Site icon Medplus.vn

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Tật Cận Thị

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Tật Cận Thị

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Tật Cận Thị

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc. Cùng Medplus tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tật cận thị.

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc. Điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.

Cận thị khúc xạ: Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn. (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định) trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Loại này hay gặp trong cận thị học đường. Khi mắt phải nhìn gần với cường độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh bị phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gần mắt. Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận thị.

Cận thị trục: Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu bị dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị có thể tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều. Đồng thời làm võng mạc bị dãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa hắc võng mạc. Còn có thể rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa.

Cận thị là tật của mắt

Cùng Medplus tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra cận thị:

Trẻ thường xuyên xem tivi hoặc đọc sách với khoảng cách gần

Nếu bạn nhận thấy thời gian gần đây trẻ thường xem tivi với khoảng cách gần hoặc cúi sát khi đọc sách, học bài, thì đó chính là dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị. Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Tật Cận Thị cần lưu tâm.

Trẻ thường xem ti vi với khoảng cách gần

Trẻ thường xuyên dụi mắt

Bạn quan sát thấy trẻ thường giơ tay lên dụi mắt khi quan sát tập trung lâu vào vật gì đó hoặc khi đang vui chơi, bạn cần nghĩ tới việc con bạn có vấn đề về thị lực.

Lạc chỗ khi đọc hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt

Khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để trỏ theo các từ cần đọc. Thông thường, sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc. Nếu sau khi đọc được một lúc, bé vẫn dùng ngón tay lần theo chữ, hãy yêu cầu con thử đọc to không cần chỉ tay. Nếu trẻ không thực hiện được điều này, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực.

Trẻ nhạy cảm với ánh sáng hoặc bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường

Trẻ có dấu hiệu nhạy cảm quá với các loại ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn trong nhà. Bạn thấy trẻ sợ ánh sáng, nheo mắt lâu hoặc lấy tay che mắt khi có ánh sáng hoặc trẻ cảm thấy đau đầu, buồn nôn. Biểu hiện trẻ nhạy cảm với ánh sáng có thể là dấu hiệu của bệnh lý về mắt, trong đó có cận thị. Đây là một trong các Các Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Tật Cận Thị.

Trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi

Khi trẻ thường xuyên nhắm một mắt, bạn hãy đề phòng vì đó có thể là một dấu hiệu của tật khúc xạ hoặc có vấn đề về thị lực, nên ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn quy tụ thị lực của trẻ.

Trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát bảng rõ hơn

Giáo viên cùng phụ huynh cần theo dõi và phát hiện sớm những trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi quan sát bài giảng trên bảng. Khi nhận thấy học sinh có những biểu hiện đó, giáo viên hãy báo với phụ huynh để đưa trẻ đi khám kiểm tra thị lực và nên chuyển trẻ ngồi ở vị trí khác gần bảng hơn. Đây là dấu hiệu vô cùng quan trọng để nhận biết trẻ bị tật cận thị.

Kết quả học tập giảm sút

Trẻ thường không chia sẻ với cha mẹ việc mình không nhìn rõ chữ trên bảng. Khi thấy kết quả học tập của con giảm sút không rõ lý do, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực. Trong nhiều trường hợp, sau khi đeo kính điều chỉnh, kết quả học tập của con lại được cải thiện.

Đau mỏi mắt khi dùng máy vi tính

Trẻ thường xuyên dùng máy vi tính hay các thiết bị điện tử khác rất hay bị mỏi mắt. Hãy nhắc bé thường xuyên nghỉ giải lao mỗi 20 phút để nhìn vào vật ở cách xa tối thiểu 60m trong vòng 20 giây. Nếu bé vẫn kêu mỏi mắt thì cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Trẻ chơi máy vi tính quá nhiều

Một số biểu hiện khác

Trẻ không thích tham gia hoặc làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan tới thị giác. Ví dụ như vẽ, tô màu, tập đọc. Trẻ không thể nhìn rõ những vật ở cách xa trên 1m. Trẻ thường phải chép bài của bạn ngồi bên cạnh do không nhìn rõ các chữ trên bảng; Trẻ bị nhức đầu hoặc chảy nước mắt do mỏi mắt.

Xem thêm 03 Nguyên Nhân chính gây ra cận thị

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version