Site icon Medplus.vn

Các mẹo tẩy giun cho trẻ nhỏ hiệu quả

Các mẹo tẩy giun cho trẻ nhỏ hiệu quả

Các mẹo tẩy giun cho trẻ nhỏ hiệu quả

Việc tẩy giun cho trẻ nhỏ cũng như phòng ngừa nhiễm giun sán là việc các mẹ cần hết sức quan tâm. Với các mẹo tẩy giun hiệu quả và cách phòng ngừa nhiễm giun sán dưới đây, các mẹ sẽ phần nào yên tâm hơn khi nuôi con.

Nguy hiểm khi trẻ bị nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể là:

Chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ:

Các loại giun như giun móc, giun tóc… có khả năng hút máu cơ thể người gây nên tình trạng thiếu máu nhược sắc, mệt mỏi, hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, thiếu máu kéo dài có thể đưa đến suy tim. Lượng máu bị hút mỗi ngày khoảng 0,2ml/con (giun móc) và 0,005ml/con (giun tóc).

Ngoài ra chúng còn hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ và chiếm đoạt chất protein, huyết thanh, acid folic, vitamin B12 rất cần thiết cho cơ thể.

Gây dị ứng cho vật chủ:

Nhiễm giun sán thường gây ra các triệu chứng nguy hiểm như dị ứng da (nổi mề đay, phát ban), dị ứng thức ăn, đặc biệt loại ấu trùng giun xoắn gây dị ứng nặng, sốt cao, phù nề, bạch cầu ái toan tăng cao.

Gây tác hại cơ học:

Loại giun móc, giun tóc thường bám vào niêm mạc ruột để hút máu gây viêm loét ruột. Loại giun đũa gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy. Sán lá gan có thể gây tắc ống mật, sán lá phổi làm vỡ thành mạch máu ở phổi gây ho ra máu.

Gây độc cho cơ thể:

Giun sán tiết ra các loại chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ với các biểu hiện bệnh lý như buồn nôn, ăn mất ngon, đau bụng, đi ngoài phân lỏng… làm cơ thể xanh xao, gầy còm, bụng chướng.

Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập:

Ấu trùng giun đũa, giun tóc chu du trong cơ thể mang theo vi khuẩn, virus từ ruột đến các cơ quan khác gây viêm nhiễm. Ngoài ra, giun móc, giun mỏ khi chui qua da gây nên viêm da, sán dây làm cho độ toan của dịch vị dạ dày giảm, vi khuẩn dễ có điều kiện phát triển khi xâm nhập qua đường tiêu hóa.

Các mẹo tẩy giun cho trẻ nhỏ hiệu quả

Các mẹo tẩy giun cho trẻ nhỏ không dùng thuốc 

Dùng rau sam giã với muối

Hẳn không nhiều mẹ biết, rau sam là “vị thuốc” trị giun kim rất hiệu quả. Khi trẻ có dấu hiệu bị giun, mẹ chỉ cần lấy khoảng 50g rau sam tươi (đã rửa sạch), sau đó thêm ít muối vào giã nát rồi vắt lấy nước. Để bé dễ uống hơn, mẹ có thể thêm vào ít đường (nhưng đừng quá ngọt). Cho bé uống liền trong 3-5 ngày.

Hạt trâm bầu hấp với lá mơ

Tác dụng tẩy giun của hạt trâm bầu tới 70% so với dùng thuốc lại an toàn, không hại sức khỏe. Dùng hạt trâm bầu nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới và cho trẻ ăn vào buổi sáng sớm khi đói. Ăn liên tục từ 3-5 ngày.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Cụ thể:

Tẩy giun đũa: hạt bí rang lên ăn vào sáng sớm và lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50g, người lớn từ 60g.

Tẩy giun móc: dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, uống liền trong 3-4 ngày.

Tẩy giun kim: dùng khoảng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống 2 lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.

Tẩy giun sán: dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50g, 7-10 tuổi dùng 75g. Uống vào sáng sớm, lúc đói.

Sử dụng tỏi

Lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.

Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim cho trẻ.

Tẩy giun cho trẻ nhỏ bằng lá mơ lông

Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.

Sử dụng cà rốt

Cà rốt có công năng tẩy giun (nhờ chứa lưu huỳnh), hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và măng-gan để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.

Tinh dầu của cà rốt có thể giúp tẩy giun cho trẻ nhỏ rất tốt. Hàng ngày, nếu mẹ cho con ăn sống, uống nước ép hay ăn chín cũng có thể giúp cho trẻ tránh nguy cơ mắc giun sán. Đối với người lớn, cà rốt được sử dụng trong các món ăn chay rất phù hợp, dùng 300g cà rốt xay nhuyễn, trộn đều với sữa chua sẽ giúp tẩy giun sán và làm sạch ruột.

Cho trẻ ăn đu đủ đi đói

Đu đủ là loại quả rất bổ dưỡng, xuất hiện nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Với một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, đu đủ có tác dụng tích cự đối với sức khỏe của trẻ.

Trong điều trị giun kim, phụ huynh có thể cho bé ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc.

Bồ công anh cùng bí đỏ 

Mặc dù vòng đời của bồ công anh kéo dài từ xuân sang thu, lá trở nên đắng hơn vào mùa thu. Tác dụng của bồ công anh là điều trị trì trệ, và rất hiệu quả khi kết hợp với bí đỏ để trục xuất giun sán đang bị say ra khỏi cơ thể.

Dùng cây sử quân tử tẩy giun cho trẻ nhỏ

Cây sư tử quân có tên khoa học là Quisqualis indica L, trong dân gian còn gọi là cây quả giun, dây giun, quả nấc, có tác dụng tẩy được giun đũa.

Khi trẻ bị giun đũa, mẹ hãy nghiền thành bột hạt quả sử quân, cho trẻ em uống từ 5-10 g. Đối với người lớn uống từ 10-20 g. Uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.

Hạt cau khô

Để điều trị giun sán cho trẻ, mẹ có thể dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Mẹ hãy lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống.

Cách phòng ngừa nhiễm giun sán

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Rửa tay sạch: Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, rửa đít cho trẻ, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch sẽ để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

Ăn uống hợp vệ sinh

Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, rửa ráy chân tay. Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước. Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.

Đi vệ sinh an toàn: Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả nguồn lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình… Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần thủng đít để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

Các mẹo tẩy giun cho trẻ nhỏ hiệu quả

Tẩy giun cho trẻ nhỏ bằng thuốc

Thông thường, chỉ nên tẩy giun cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ nhỏ:

Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg.( 1V) Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp

Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.

Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý tẩy giun cho trẻ nhỏ nhắc lại sau 6 tháng.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version