Site icon Medplus.vn

Các phương pháp điều trị bệnh BỎNG đúng cách bạn không nên bỏ qua

Bệnh bỏng là gì?

Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm

Bệnh bỏng do nhiều nguyên nhân và là một trong số các bệnh phổ biến tại nhà, không chỉ khiến người bệnh có cảm giác bỏng, nóng rát mà còn có thể tổn thương da nghiêm trọng khiến các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hay chết đi.

Dựa trên mức độ tổn thương của mô nghiêm trọng như thế nào, có các loại bỏng gồm:

Các phương pháp để điều trị khi bị bệnh bỏng

Thực hiện sơ cứu đúng cách khi có tai nạn bỏng xảy ra sẽ giúp hạn chế được những rủi ro đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

1.Điều trị bệnh bỏng

Tùy thuộc vào loại cũng như mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ thực hiện điều trị, phần lớn các bệnh bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng cây lô hội hay thuốc không kê đơn và chúng nhanh lành.

Những vết bỏng nghiêm trọng sau khi sơ cứu cần phải tiếp tục điều trị băng vết thuốc, dùng thuốc, trị liệu, phẫu thuật giúp giảm đau, loại bỏ các mô chết, giảm sẹo, ngăn ngừa nhiễm trùng, phục hồi chức năng cũng như giải quyết nhu cầu tình cảm.

2.Trường hợp bỏng nặng

Thuốc và các sản phẩm khác có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh như:

Những vết bỏng lớn, cần các thủ thuật bổ sung khác sau phẫu thuật: hỗ trợ thở, đặt ống nuôi dạ dày, phẫu thuật thẩm mỹ nhằm đảm bảo chữa lành vết thương, hồi phục chức năng đầy đủ của các cơ quan cũng như tái cấu trúc của những vùng bị ảnh hưởng.

Chế độ sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh bỏng

Mỗi người cần nắm rõ cách làm trong sơ cứu khi bị bỏng để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho mình và người thân.

Để kiểm soát bệnh bỏng bạn nên áp dụng những biện pháp sau đây:

  1. Bỏng lạnh: để vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong vòng 10 đến 15 phút cho đến khi cơn đau giảm xuống. Bạn cũng có thể dùng khăn sạch làm ẩm bằng nước mát. Bạn không được sử dụng đá trực tiếp trên vết bỏng vì có thể gây hại thêm
  2. Tháo nhẫn hoặc vật siết chặt khác ra khỏi vùng da bị bỏng: hãy làm một cách nhanh chóng nhưng nhẹ nhàng
  3. Không phá vỡ các mụn nước nhỏ: nếu mụn nước vỡ, hãy nhẹ nhàng rửa sạch bằng xà bông nhẹ và nước, dùng thuốc mỡ chứa kháng sinh thoa lên, đắp lại bằng một miếng băng gạc không dính
  4. Sử dụng kem dưỡng ẩm, lô hội hoặc gel: việc này có thể làm dịu vùng bỏng và ngăn ngừa khô da
  5. Sử dụng thuốc giảm đau thông thường: thuốc có ở tất cả các quầy thuốc như ibuprofen (Advil®, Motrin IB®, các biệt dược khác), naproxen (Aleve®) và acetaminophen (Tylenol®, các biệt dược khác)
  6. Chích ngừa uốn ván: hãy đảm bảo rằng bạn đã tiêm phòng đầy đủ. Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên tiêm uốn ván ít nhất 10 năm một lần
  7. Sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm thường xuyên: dù vết bỏng nhỏ hay nghiêm trọng, bạn cũng cần phải dùng các sản phẩm này khi vết thương lành hẳn.

Khi bị bỏng, một số người chưa biết cách xử lý vết bỏng đúng cách hoặc chỉ xử lý theo những mẹo dân gian, khiến cho vết thương có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn hoặc để lại sẹo xấu. Đa phần các tai nạn bỏng có thể phòng tránh được bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc hằng ngày.

Xem thêm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Exit mobile version