Trẻ bị béo phì có sao không?
Tỷ lệ béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới đã tăng gấp nhiều lần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan, để đến khi phát hiện thì đã rất khó để cải thiện. Trẻ mắc bệnh béo phì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý, chi phí điều trị, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong khi trưởng thành. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc cho trẻ bị béo phì là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị béo phì ?
- Do ăn vào nhiều năng lượng hơn so với nhu cầu (cơm, mì, bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh, mỡ, da, đồ lòng, sữa béo nguyên kem có đường, …).
- Chế độ ăn: loại thức ăn, số lượng, giờ ăn, thói quen ăn uống (nhanh, bỏ bữa, ăn khuya, ăn vặt xem TV trong lúc ăn).
- Chế độ vận động: thời gian vận động ít, chủ yếu ngồi một chỗ, không thường xuyên vận động.
- Môi trường sống: khu đô thị, cho trẻ chơi trong nhà, ít khu vực dành cho việc vận động, thói quen sinh hoạt của gia đình không hợp lý, xem điện thoại, vi tính, game …
- Thời gian ngủ ít
- Tiền căn: nhẹ cân, suy dinh dưỡng, không bú sữa mẹ, …
- Mẹ bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai đặc biệt 3 tháng đầu.
- Tiền căn béo phì, các bệnh lý liên quan: đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh lý tim mạch do xơ vữa, …
- Bất thường về gen hoặc nội tiết: suy giáp, bất thường gen.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị béo phì tại nhà
- Tuyệt đối không cho trẻ nhịn ăn, giảm cung cấp năng lượng bằng cách cho ăn độn, hoặc dùng thức ăn thay thế.
- Giảm kích thước dụng cụ đựng thức ăn: thay tô bằng chén, dĩa nhỏ, ly … (có kích thước tương đương lòng bàn tay trẻ).
- Thay đổi thói quen ăn uống: Uống nhiều nước, ăn canh hoặc rau trước bữa ăn. Ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây ít ngọt ….)
- Cho trẻ ăn nhiều vào buổi sáng, giảm vào buổi tối.
- Tập cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ
- Thay đổi thói quen sinh hoạt của trẻ, tập các thói quen lành mạnh: vận động thường xuyên, giảm ngồi một chỗ, ngủ đủ giấc
- Động viên tinh thần trẻ, tránh để các con tự ti về ngoại hình của mình
- Cho trẻ vận động thường xuyên các loại hình như: đi bộ nhanh, chạy bộ, thể thao vừa sức (đạp xe, bơi lội, cầu lông, bóng rổ), … thể dục nhịp điệu cường độ trung bình
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị béo phì
Thực phẩm mà trẻ bị béo phì nên ăn
Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng.
- Tăng cường ăn cá, hải sản
- Trái cây họ cam, rau củ giàu vitamin A, C: đây là thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả.
- Thực phẩm chứa axit Omega 3: quả óc chó, cá biển, dầu cá,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Tăng cường ăn các loại rau xanh nhiều chất xơ
- Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.
Thực phẩm trẻ bị béo phì nên tránh
- Thực phẩm quá nhiều đường: kẹo, bánh, socola, kem,…
- Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
- Thức ăn nhanh, nhiều năng lượng: xúc xích, humberger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm.
- Các loại thức ăn chế biến sẵn
- Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật.
- Thực phẩm quá nhiều dầu mỡ.
Nguyên tắc ăn uống
- Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.
- Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.
- Nên cho trẻ ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
- Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị béo phì
- Hạn chế những thức ăn nhiều năng lượng cao, nhiều chất béo, đường ngọt và tăng cường sử dụng các thực phẩm lành mạnh
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
- Hạn chế xem ti vi, chơi game trên các thiết bị máy tính
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và trái cây
- Hạn chế khẩu phần ăn gồm các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng (như các đồ ăn vặt đóng gói, các thức ăn chế biến sẵn nhiều calo, nhiều chất béo no)
- Hạn chế khẩu phần đồ uống có đường
- Theo dõi cân nặng, chiều cao để duy trì cân nặng (BMI) hợp lý.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị béo phì như thế nào? Trẻ bị béo phì có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp