Trẻ bị chảy máu chân răng có sao không?
Tình trạng chảy máu chân răng gây viêm nướu là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về răng. Đối với trẻ nhỏ, viêm nướu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác. Tình trạng viêm nướu nặng có thể gây viêm nha chu, u nhú nướu răng,… Lâu ngày những tình trạng này có thể dẫn tới gãy mất răng. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu chân răng ?
- Do viêm nướu răng: Vi khuẩn trên răng phát triển khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt. Các vi khuẩn này gây viêm và sản sinh ra độc tố khiến nướu ngày càng trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
- Chế độ ăn thiếu vitamin C: Khi thiếu vitamin C cơ thể trẻ sẽ không thể tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysin và prolin. Thiếu vitamin C còn khiến vết thương lâu lành, gây ra tình trạng xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể như nướu, chân răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách. kKhiến lợi dễ tổn thương, chân răng sưng và dễ chảy máu.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị chảy máu chân răng đúng cách
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn. Loại bỏ các thức ăn thừa. Bạn có thể tự pha chế nước muối và cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày.
- Vệ sinh, làm sạch răng miệng: Lưu ý cho trẻ đánh răng hàng ngày (nên dùng các loại bàn chải lông mềm, đánh răng đúng cách, tránh gây tổn thương cho lợi, nướu)
- Không cho bé, trẻ sử dụng các chất kích thích: Không nên cho trẻ ăn các đồ ăn cay nóng. Việc này sẽ kích thích, gây đau rát lợi, nướu cho bé.
- Nếu triệu chứng kéo dài nên đưa đi thăm khám để kiểm tra tình trạng: Khi trẻ có những triệu chứng của viêm lợi, cha mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ, nên thăm khám tại các trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng và có liệu trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị chảy máu chân răng
- Đối với những trẻ còn trong thời gian bú sữa mẹ. Mẹ nên dùng gạc cuốn vào đầu ngón tay làm sạch khoang miệng cho trẻ sau mỗi lần cho bú. Động tác cần làm nhẹ nhàng để tránh gây nôn, trớ cho con.
- Đối với những trẻ lớn hơn, nên trẻ súc miệng hàng ngày và tập thói quen đánh răng sau khi ăn, 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
- Dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở các kẽ răng.
- Chọn loại kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi.
- Lựa chọn bàn chải có lông mềm, có khả năng chải sạch tất cả các kẽ răng mà không tổn thương đến lợi. Mẹ cần chú ý nên thay bàn chải cho bé 3 tháng/lần.
- Hạn chế cho con ăn vặt và những đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên đưa trẻ đến khám răng miệng và lấy cao răng 2 lần/năm.
- Chế độ ăn uống đầy đủ và thư giãn hợp lý để tăng cường miễn dịch.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chảy máu chân răng
Thực phẩm mà trẻ bị chảy máu chân răng nên ăn
- Các loại rau xanh, củ quả: Chứa các khoáng chất và vitamin giúp cải thiện quá trình tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe răng nướu.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C từ các loại rau củ quả giúp cơ thể kháng lại sự tấn công của vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm và chảy máu.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K: Vitamin K cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng. Vitamin K có tác dụng tăng khả năng đông máu, do đó thiếu hụt vitamin K khiến quá trình đông máu diễn ra chậm hơn, chảy máu không ngừng.
- Canxi: Canxi là khoáng chất quan trọng có vai trò tăng cường sức khỏe của răng. Do đó, bổ sung đầy đủ canxi giúp hạn chế chảy máu chân răng hiệu quả.
Thực phẩm mà trẻ bị chảy máu chân răng nên tránh
- Thực phẩm nhiều tinh bột và đường: Nói tới mảng bám, đường và tinh bột chính là thủ phạm gây nên tình trạng này. Chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Tình trạng chảy máu chân răng từ đó mà trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các loại thịt dai : Khi bị chảy máu chân răng, việc sử dụng các loại thịt dai như thịt gà, thịt bò, thịt trâu,… có thể gây mắc vào kẽ răng, khiến viêm lợi sưng tấy, khó hồi phục hơn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị chảy máu chân răng như thế nào? Trẻ bị chảy máu chân răng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp