Trẻ bị hạch cổ có sao không?
Trên thực tế, có rất nhiều hạch bạch huyết tồn tại ở cổ của trẻ và hầu như không gây hại. Tác dụng của các loại hạch này đó là ngăn ngừa sự tấn công của những yếu tố gây bệnh, bảo vệ cơ thể trẻ. Nếu như trẻ bị sưng hạch do nhiễm khuẩn thì hạch sẽ tự biến mất. Không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, hạch ác tính lại cực kỳ nguy hiểm, chúng gây bệnh ung thư và đe dọa đến tính mạng trẻ nếu không được phát hiện kịp thời. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc cho trẻ bị hạch cổ là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị hạch cổ ?
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng cổ nổi hạch (nổi hạch ở cổ bên trái hay nổi hạch ở cổ bên phải) thường liên quan đến nhóm bệnh lý:
- Nhiễm trùng (bệnh bạch hầu, sởi, dịch hạch thể hạch, xoắn khuẩn lepto, tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm…): mẹ cũng có thể nhìn thấy được hạch như nhọt ngoài da, vết lở loét trong khoang miệng và lưỡi, viêm họng, viêm nướu hoặc áp xe nướu răng.
- Bệnh lao (lao phổi hoặc lao hạch): đặc điểm của hạch do lao là không đau, thường dính nhiều hạch thành từng chùm và thời gian xuất hiện khá lâu.
- Ung thư (ung thư hạch, hoặc di căn từ nơi khác vào hạch): hạch có kích thước lớn hơn 1cm, khả năng di chuyển kém vì dính chặt với mô xung quanh. Bờ giới hạn không rõ ràng, đau khi sờ nắn và hạch khá cứng chắc.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị hạch cổ tại nhà
- Trong trường hợp này, trẻ được khuyến cáo, uống càng nhiều nước càng tốt.
- Cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để niêm mạc họng được sạch sẽ.
- Tránh sờ, ép, nắn cục hạch
- Cha mẹ nên khuyên nhủ trẻ đừng quá lo lắng và quan tâm nhiều đến cục hạch. Cũng không được sờ, nắn hoặc ép hạch. Bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, trở lại trạng thái bình thường của hạch.
- Dù cổ bị nổi hạch với bất cứ lý do gì, trẻ cũng cần được uống thuốc và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ . Cho đến khi triệu chứng bệnh giảm bớt hoặc hết triệu chứng, hạch tự giới hạn và nhỏ lại.
- Nếu bị viêm hạch cổ và đang sốt cao, trẻ phải được hạ sốt bằng paracetamol đường uống hoặc nhét hậu môn với liều lượng phù hợp trước khi đưa trẻ đi khám. Nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ co giật do sốt quá cao.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hạch cổ
Thực phẩm mà trẻ bị hạch cổ nên ăn
- Các trái cây thuộc họ cam quýt:vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng.
- Ớt chuông đỏ:Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
- Bông cải xanh:Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A , C, E và giàu hàm lượng chất C, đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe.
- Các loại sữa chua: lợi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Gừng:Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác.
- Trà xanh:Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng.
Thực phẩm trẻ bị hạch cổ nên tránh
- Các loại mỡ động thực vật.
- Thịt (thịt lạc heo có thể ăn, nhưng hạn chế), cá, tôm, cua (nói chung về thủy hải sản)
- Đậu hũ/ đậu lành và các loại sản phẩm được chế biến từ đậu tương.
- Các loại sữa.
- Rau muống, mùng tơi.
- Các loại thuốc bổ: thuốc Tây, thuốc Đông y: cả thuốc Bắc và thuốc Nam.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị hạch cổ
- Cần cho trẻ tẩm bổ, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các vitamin để có sức đề kháng tốt.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống.
- Cho trẻ ăn chín uống sôi.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục đều đặn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị hạch cổ như thế nào? Trẻ bị hạch cổ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp