Site icon Medplus.vn

Cách chăm sóc cho trẻ bị mất ngủ đơn giản ngay tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị mất ngủ

Cách chăm sóc trẻ bị mất ngủ

Trẻ bị mất ngủ có sao không?

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với trẻ nhỏ mà với tất cả chúng ta nói chung. Thời gian để não bộ phát triển chính là lúc cơ thể chìm vào giấc ngủ. Quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh được diễn ra khi ngủ thông qua hormon tăng trưởng. Giấc ngủ quan trọng là thế nhưng không phải trẻ nào cũng có những giấc ngủ tốt từ khi mới sinh. Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc, dễ giật mình,… Tình trạng này lâu dần sẽ làm giảm khả năng học tập, giảm trí nhớ, thậm chí là dẫn đến rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi khi trẻ lớn lên.

Nguyên nhân trẻ bị mất ngủ ?

Căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Giống với người lớn, trẻ có thể bị căng thẳng do áp lực học tập, sợ hãi về điều gì đó không có thật hoặc áp lực từ bạn bè. Ngoài ra, những cuộc xung đột gia đình cũng ảnh hưởng đến trẻ và khiến trẻ dễ thức giấc vào ban đêm. Nếu trẻ than phiền về việc không ngủ được, bạn nên nói chuyện với con để tìm ra nguyên nhân.

Thuốc

Một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, chống co giật và corticosteroid có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và giấc ngủ của trẻ.

Rối loạn về tâm thần và rối loạn giấc ngủ khác

Những trẻ mắc chứng trầm cảm, lo lắng hay các vấn đề tâm thần khác thường dễ bị mất ngủ. Hơn nữa, các bệnh khác như đau cơ, đau khớp, ngưng thở khi ngủ hay mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

Dùng nhiều chất kích thích

Dùng thức uống có hàm lượng caffeine cao cũng có thể làm cho trẻ ngủ ngon. Ngoài ra, nicotine cũng có thể dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.

Phương pháp chăm sóc trẻ bị mất ngủ đúng cách

Cách phòng ngừa cho trẻ bị mất ngủ

Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ của trẻ:

Một số trẻ có thể quấy hoặc khóc khi mệt mỏi và buồn ngủ. Một số trẻ khác có thể dịu mắt, nhìn chằm chằm vào một không gian hoặc gãi, sờ tai. Trẻ có thể ngủ nhanh chóng và sâu nếu được dỗ dành khi buồn ngủ.

Cố định nơi ngủ của trẻ:

Trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ kéo dài, do đó thay đổi vị trí ngủ có thể khiến bé khó ngủ hoặc thức giấc thường xuyên.

Xây dựng lịch trình ngủ khoa học:

Trẻ cần có lịch trình ngủ và thức cố định mỗi ngày để xây dựng thói quen ngủ khoa học. Ngoài ra, hạn chế các giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tăng thời gian ngủ ban đêm.

Phát triển các thói quen trước khi đi ngủ:

Thiết lập một thói quen đi ngủ phù hợp bao gồm các hoạt động thú vị như đọc sách, nghe nhạc hoặc kể chuyện. Điều này có thể khiến bé tạo thành một thói quen và mong chờ đến giờ đi ngủ.

Xây dựng môi trường ngủ phù hợp:

Phòng ngủ của bé cần nhất quán trong suốt thời gian ngủ. Điều này bao gồm không thay đổi ánh sáng, nhiệt độ và âm thanh khi bé ngủ và thức dậy giữa đêm. Điều này có thể giúp bé ngủ lại một cách nhanh chóng hơn khi thức giấc vào ban đêm.

Sử dụng các vật dụng yêu thích:

Khi trẻ được 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể tặng cho trẻ một vật dụng như thú nhồi bông, chăn để tạo sự liên kết và tình yêu thương. Điều này có thể tạo thành một thói quen ngủ với các vật dụng yêu thích. Tuy nhiên, không nên ép trẻ nhận các món đồ không yêu thích.

Đưa trẻ bị mất ngủ đến bác sĩ ngay nếu:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị mất ngủ như thế nào? Trẻ bị mất ngủ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết khi chăm sóc trẻ.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version