Trẻ bị nghẹt mũi có sao không?
Sức đề kháng yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ mắc phải một số bệnh về đường hô hấp. Phổ biến nhất là trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Do tiếp xúc với các chất kích thích dị ứng, nhiễm vi khuẩn hay sự thay đổi độ ẩm đột ngột trong môi trường sống. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi. Mà còn tác động tiêu cực đến sức khoẻ của con yêu.
Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi ?
Các nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Do chức năng hô hấp chưa hoàn thiện: Phế nang, phế quản, đường thở,… ở trẻ thường có không gian hẹp, mềm và dễ bị xẹp. Chính vì vậy trẻ sơ sinh thường gặp phải tình trạng thở khò khè và nghẹt mũi.
- Viêm nhiễm đường hô hấp: Hệ miễn dịch kém là điều kiện thuận lợi để virus và vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc hô hấp và gây viêm nhiễm. Nếu do nguyên nhân này, nghẹt mũi thường đi kèm với một số triệu chứng khác như ho, sổ mũi, ngứa mũi, đỏ mắt,…
- Dị ứng: Ngoài ra, nghẹt mũi còn có thể là hệ quả do dị ứng với nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo, bụi vải,… Trẻ có hệ miễn dịch và thể trạng kém. Nên thường có mức độ nhạy cảm cao với các tác nhân kích thích.
- Thời tiết khô hanh: Thời tiết khô hanh thường khiến niêm mạc mũi bị khô, kích thích và ngứa. Lúc này cơ thể có xu hướng bài tiết dịch nhầy để làm mềm và giữ ẩm cho niêm mạc hô hấp. Tuy nhiên dịch nhầy được sản sinh quá mức có thể gây nghẹt mũi và sổ mũi.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi đúng cách
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi
Nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi. Gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khiến trẻ khó bú, bỏ bú. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp. Như vậy sẽ giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ.
Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn
Với trẻ em trên 6 tháng tuổi, việc bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp giúp trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa mẹ.
Không dùng mật ong làm dịu họng cho trẻ sơ sinh
Mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho. Được nhiều cha mẹ sử dụng khi con bị ho, nghẹt mũi. Tuy nhiên, lưu ý là không nên dùng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nâng cao đầu khi nằm
Có thể dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn. Việc này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.
Sử dụng máy làm ẩm không khí
Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm vừa phải cho phòng ngủ vào ban đêm. Không khí ẩm sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, cũng giảm kích ứng gây ho.
Sử dụng thuốc khi trẻ 1 tháng tuổi ho nhiều
Khi trẻ bị ho nhiều, nghẹt mũi nặng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sinh hoạt thì bố mẹ có thể lựa chọn dùng thuốc để giảm triệu chứng. Nếu không có điều kiện tới khám bác sỹ và kê đơn thuốc, cha mẹ có thể chọn các loại thuốc ho không kê đơn.
Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý chọn những loại thuốc ho có chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mới dùng được cho trẻ 1 tháng tuổi. Nên lựa chọn những loại thuốc ho không gây ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương của trẻ vì nó sẽ không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
Các lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị nghẹt mũi
- Không cho trẻ sơ sinh uống các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng,…
- Trong thời gian này, mẹ nên tăng cường cho trẻ bú sữa. Ngoài vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp trẻ chống lại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại.
- Cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các triệu chứng như nghẹt mũi kèm sốt cao, thở khò khè, ho có đờm, mệt mỏi, bỏ bú, nôn ói,…
- Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì trẻ có thể gặp phải các rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi như thế nào? Trẻ bị nghẹt mũi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết khi chăm sóc trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp