Trẻ bị trĩ có sao không?
Hiện nay, số trẻ mắc bệnh trĩ đang không ngừng tăng lên. Trẻ em bị trĩ nguyên nhân chủ yếu là do bị táo bón lâu ngày. Một khi trẻ bị mắc bệnh trĩ thì sẽ kêu đau mỗi khi đi đại tiện. Vì thế cha mẹ cần hết sức chú ý mỗi khi trẻ có biểu hiện đau ngay hậu môn để có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh trĩ ở trẻ em có gây nguy hiểm. Bởi khi bị trĩ, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như khó đi đại tiện, chảy máu, phù thũng hoặc sa búi trĩ ở hậu môn ra ngoài,… Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc cho trẻ bị trĩ là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị trĩ ?
- Ngồi trên bề mặt cứng trong thời gian dài.
- Ngồi bô quá lâu. Nếu trẻ ngồi bô lâu hơn 10 phút thì có nguy cơ bị trĩ cao hơn bình thường. Thời gian đi vệ sinh kéo dài. Có thể khiến máu dồn lại và tích tụ ở vùng xương chậu.
- Cố gắng rặn trong khi đi đại tiện.
- Chế độ ăn uống không hợp lý như ít chất xơ. Không uống đủ nước sẽ làm tăng nguy cơ táo bón dẫn đến trĩ.
- Quấy khóc dữ dội và thường xuyên cũng khiến trẻ bị trĩ. Nguyên do là vì khi la khóc dữ dội, máu sẽ bị đẩy dồn xuống phía xương chậu. Làm tăng áp lực lên bụng từ bên trong. Cuối cùng, máu bị ứ đọng trong khu vực trực tràng.
- Trẻ có thể bị trĩ do di truyền từ bố/mẹ, có thể quan sát thấy ngay trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Những nốt trĩ sẽ thò ra ngoài trong lúc đi đại tiện hoặc khi khóc. Khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
- Viêm ruột do nhiều lý do cũng liên quan đến sự hình thành trĩ.
- Ít vận động, không tham gia vào các hoạt động thể thao.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị trĩ tại nhà
- Bạn cần giữ vệ sinh khu vực hậu môn của bé kỹ càng.
- Dùng nước ấm rửa hậu môn sau mỗi lần đại tiện ,trước khi bé chuẩn bị đi ngủ. Để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của bé.
- Có thể dùng thuốc từ cây kinh giới để xông hơi ngoài hậu môn cho bé. Giúp tăng cường quá trình lưu thông máu.
- Khi con táo bón, bố mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bụng để giúp con nhuận tràng
- Bạn nên bổ sung đầy đủ lượng chất xơ mỗi ngày cho bé. Bằng cách thêm nhiều rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày cho bé và cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị trĩ
Thực phẩm mà trẻ bị trĩ nên ăn
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ: Việc bổ sung đầy đủ chất xơ khi bị trĩ là điều vô cùng quan trọng và thiết yếu. Bởi chất xơ tham gia đóng vai trò dự trữ nước trong đường ruột, giúp chất thải được mềm và bở ra.
- Các thực phẩm có tính nhuận tràng: sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, các thức ăn được hấp thu và đào thải được dễ dàng hơn.
- Thức ăn giàu chất sắt: việc đại tiện ra máu trong thời gian dài sẽ khiến trẻ có nguy cơ thiếu máu. Để bù lại lượng máu đã mất hoặc muố ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, trẻ nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt.
- Thức ăn có nhiều chất magie: yến mạch, cá bơn, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, nho khô không hạt, quả bơ… là những thực phẩm tốt cho người bị trĩ. Bởi trong những loại thức ăn này có chứa hàm lượng cao magie, có tác dụng nhuận tràng, hạn chế táo bón.
- Các món ăn chứa các loại dầu có lợi: những món ăn được chế biến từ các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu lanh, dầu cá… đều đem lại tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa.
Thực phẩm trẻ bị trĩ nên tránh
- Các chất kích thích như cà phê, trà đặc…
- Các món ăn cay nóng, được chiên nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Khiến niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích. Làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.
- Các loại nước có ga: bởi nó làm tăng áp lực trong thành ruột, khiến trẻ khó chịu trong bụng.
- Các loại đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế: những thực phẩm này sẽ gây ngứa hậu môn. Dễ dẫn đến táo bón, vì thế cần hạn chế sử dụng những thực phẩm này.
- Thức ăn khô, cứng.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị trĩ
- Bạn nên bổ sung đầy đủ lượng chất xơ mỗi ngày cho bé. Bằng cách thêm nhiều rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày cho bé và cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.
- Hạn chế tình trạng táo bón của bé bằng cách cho bé ăn thêm một chút mật ong mỗi ngày. Mật ong sẽ có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Từ đó hạn chế nguy cơ tình trạng táo bón cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho trẻ: Trẻ đi vệ sinh thường rửa vùng hậu môn không được sạch sẽ làm cho nhiều vi khuẩn bị tích tụ ở hậu môn khi có vết trầy xước và gây nhiễm trùng tổn thương hậu môn.
- Bạn có thể làm vệ sinh cho con mình hoặc hướng dẫn bé vệ sinh đúng cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn xảy ra.
- Tập thói quen cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ: Đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày sẽ giúp nhu động ruột của trẻ được hoạt động tốt hơn, từ đó việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn và bệnh trĩ được phòng ngừa hiệu quả hơn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị trĩ như thế nào? Trẻ bị trĩ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp