Trẻ em bị chảy máu cam có sao không?
Chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi. Bao gồm những trường hợp chảy máu từ phía trong mũi. Nhiều người thỉnh thoảng lại bị chảy máu cam. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Mặc dù chảy máu mũi có thể khá đáng sợ. Nhưng thường thì chúng chỉ gây ít phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu mũi thường xuyên khi xảy ra nhiều hơn 1 lần trong 1 tuần.
Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu cam ?
Nhóm nguyên nhân thường gặp:
- Chảy máu mũi vô căn – Chiếm 90%, lành tính và hay bị lặp lại khiến phụ huynh lo lắng.
Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn:
- Dị vật mũi: Kèm chảy mũi một bên, dịch mũi hôi, nghẹt mũi.
- Viêm mũi xoang
- Một số bệnh lý huyết học.
Nguyên nhân hiếm gặp:
- U vách ngăn, u xơ vòm mũi họng…
- Bệnh lý dị dạng mạch máu
Phương pháp chăm sóc trẻ em bị chảy máu cam đúng cách
Bước 1: Xác định bên mũi chảy máu
Trẻ nhỏ thường chảy máu cam một bên mũi, tuy nhiên khi bị chảy máu trẻ thường có phản ứng dụi mũi khiến khó phân biệt máu cam chảy ra từ bên nào. Vì vậy các mẹ khi phát hiện con bị chảy máu cam tuyệt đối không để bé dụi mũi tiếp. Sau khi lau sạch mũi, bé hãy đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra và các mẹ sẽ nhận ra bên mũi nào chảy máu. Đồng thời, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói.
Bước 2: Cầm máu
Lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút để máu sẽ ngừng chảy. Lưu ý, không bóp phần xương sống mũi hay chỉ ấn một bên cánh mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà còn làm trẻ bị đau. Bên cạnh đó cũng không được thả tay ra quá sớm hoặc nhiều lần có thể khiến máu chảy kéo dài hơn do chưa thể hình thành được cục máu đông ngăn cản máu chảy.
Bước 3: Chăm sóc sau chảy máu cam cho trẻ.
Để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy và bị chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng cho máu cam chảy ra ngoài. Không được để trẻ nuốt máu này vì rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc, gây nôn mửa, đau bụng và khó chịu.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị chảy máu cam
Trẻ em nên ăn
- Những thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, quýt, cà rốt, khoai lang, lựu, sơ ri, ớt chuông, ổi, kiwi, dâu tây…
- Các thực phẩm giàu sắt bao gồm: rau dền, thịt bò, củ dền đỏ, hải sản, rau bina, gan từ các động vật, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, bông cải xanh, socola đen,…
- Thực phẩm giàu kali bao gồm: khoai lang, cà chua, dưa hấu, chuối, củ cải, rau bó xôi, đậu, cá hồi, bí đỏ, sữa chua,…
- Các thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: rau mùi tây, dầu đậu nành, nho, trứng, cải xoăn,…
- Thực phẩm chứa nhiều Omega 3 bao gồm dầu oliu, dầu dừa, cá hồi, cá thu, bơ, các loại hạt,…
Trẻ em nên kiêng
- Do đó cần tránh cho trẻ sử dụng các loại gia vị có vị cay như mù tạt, ớt, tiêu,… và hạn chế thực phẩm có tính nóng như chôm chôm, xoài, vải, mít, sầu riêng,…
- Các axit béo trong nhóm thực phẩm này còn tác động tiêu cực đến quá trình đông máu và phục hồi vết thương. Bên cạnh thức ăn nhanh, bạn cũng cần hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, snack, đồ hộp).
Cách phòng ngừa cho trẻ em bị chảy máu cam
- Vệ sinh mũi cho trẻ: Có thể vệ sinh mũi cho trẻ khoảng 1-2 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về xoang. Không nên làm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi làm trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Giữ ẩm cho mũi trẻ bằng cách bôi vaseline vào phần trước của vách mũi và cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị chảy máu cam như thế nào? Trẻ bị chảy máu cam có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết khi chăm sóc trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp