Trẻ em bị sốt siêu vi có sao không?
Sốt siêu vi thường đa số sẽ tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, do trẻ em có sức đề kháng kém, nên nếu ba mẹ không chú ý hay chăm sóc trẻ không đúng cách có thể làm bệnh diễn biến nặng hơn, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì vậy, ba mẹ cần tìm hiểu nên làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi để xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho bé.
Nguyên nhân trẻ em bị sốt siêu vi ?
Cơn sốt siêu vi ở trẻ em chủ yếu bắt nguồn từ nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau, chẳng hạn như rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus…
Bên cạnh đó, thời điểm trẻ bị sốt siêu vi dễ dàng nhất là vào lúc giao mùa. Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến những tế bào bạch cầu của bé không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho các chủng virus xâm nhập cơ thể.
Phương pháp điều trị trẻ em bị sốt siêu vi đúng cách
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt siêu vi mà chỉ có thể hỗ trợ bằng cách tăng cường sức đề kháng, điều trị theo triệu chứng và phòng tránh các biến chứng ở trẻ. Sau đây là những hướng dẫn ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi:
- Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ, trường hợp sốt cao trên 38,5 độ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ (Paracetamol 10-15mg/kg/lần, dùng cách nhau 4 – 6h).
- Cho trẻ nằm nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, thoáng mát, mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi.
- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đồ ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa.
- Bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng.
- Theo dõi sát sao diễn biến của trẻ, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nên làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi.
Cách chăm sóc cho trẻ em bị sốt siêu vi
Hạ sốt:
Sốt cao có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân nên cần sử dụng thuốc hạ sốt để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bạn có thể sử dụng paracetamol, uống cứ sau giờ một với liều lượng 10 mg mỗi kg cân nặng. Bạn có thể tham khảo chỉ dẫn của dược sĩ khi mua.
Chườm mát:
Sử dụng khăn mát hoặc miếng dán chườm để chườm mát người bệnh. Khi chăm sóc người bệnh, bạn nên chú ý lau sạch cơ thể và mồ hôi, cho bệnh nhân nghỉ ở nơi thoáng khí, mặc quần áo vừa phải.
Co giật:
Khi bệnh nhân sốt cao có khả năng dẫn tới co giật. Khi chăm sóc người bệnh cần chú ý chống co giật, đặc biệt trẻ em. Khi sử dụng thuốc hạ sốt kèm chống co giật bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt những người đã từng co giật do sốt cao.
Bù nước và muối khoáng:
Sốt cao thường đi kèm với vấn đề mất nước và rối loạn điện giải cơ thể do thân nhiệt tăng cao dẫn đến đổ nhiều mồ hôi hơn. Bạn nên cho người bệnh uống nhiều nước hoa quả, bổ xung muối khoáng với oresol cũng như cháo muối loãng.
Ăn uống:
Người bị bệnh sốt siêu vi thường mệt mỏi, kém ăn. Bạn có thể nấu những món ăn dễ tiêu hóa, đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể để chống chọi lại virus.
Vệ sinh:
Cần giữ vệ sinh cho người bệnh,
Đưa trẻ em bị sốt siêu vi đến bác sĩ ngay nếu:
- Sốt cao liên tục trên 2 ngày, chân tay bị lạnh, run rẩy bất thường.
- Toàn thân phát ban, đau bụng, nôn ói
- Đi ngoài ra máu, phân đen
- Hay giật mình hoảng hốt, co giật.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi như thế nào? Trẻ bị sốt siêu vi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết khi chăm sóc trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp