Trẻ bị bầm tím có sao không?
Những vết bầm tím thường xuất hiện một cách bất ngờ. Nó cũng không đem lại nhiều trở ngại cho chúng ta. Vì vậy, dấu hiệu này thường bị bỏ qua và không được quan tâm một cách đúng mức. Tuy nhiên, nó có thể ẩn chứa nhiều cảnh báo về sức khỏe, đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị bầm tím là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị bầm tím ?
- Giảm tiểu cầu: trẻ em thường xảy ra khi bị nhiễm virus, được cho là nguyên nhân gây ra các phản ứng tự miễn dẫn đến tăng phá hủy tiểu cầu hoặc giảm sản xuất tiểu cầu.
- Rối loạn chảy máu di truyền: trẻ em bị thiếu hụt yếu tố đông máu (hemophilia) thường dễ bị bầm tím và chảy máu nghiêm trọng.
- Dùng một số loại thuốc, như corticosteroid, ibuprofen, chống viêm, penicillin và thuốc cephalosporin…
- Thiếu vitamin C hoặc vitamin K.
- Bệnh gan hoặc thận.
- Bệnh nhiễm trùng như: Viêm màng não do vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm E.coli.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị bầm tím đơn giản tại nhà
- Trong vòng 48 giờ đầu, cứ mỗi 1 – 2 giờ, chườm lạnh trong khoảng 15 phút để giúp co thắt mạch máu, tác dụng cầm máu tại chỗ và giúp giảm đau, giảm sưng. Thực hiện điều này càng sớm càng tốt.
- Nếu có thể, đặt chỗ bầm lên cao để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng.
- Hạn chế vận động ở những vị trí bị bầm.
- Nếu sau 48 giờ chỗ bầm vẫn còn đau thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm hoặc một chai nước nóng hoặc túi nóng.
- Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay nếu xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng khác.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bầm tím
Thực phẩm mà trẻ bị bầm tím nên ăn
- Các loại rau lá xanh đậm : cải xoăn , bông cải xanh , … rất giàu vitamin K – một loại vitamin giúp tăng tốc độ lành da , giảm bầm tím và sưng .
- Dứa : Loại trái cây này có chứa bromelain – một loại enzyme đã được chứng minh là có thể phá vỡ các sắc tố tối màu hình thành trong da khi bị bầm tím .
- Viên uống bổ sung Arnica : Arnica montana là một loại thảo dược tự nhiên từ lâu đã được sử dụng để đẩy nhanh quá trình lành da , giảm viêm và thu hẹp các mạch máu để giảm thâm tím , sưng .
- Thực phẩm giàu kẽm : cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương của cơ thể.
Thực phẩm mà trẻ bị bầm tím nên tránh
- Các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn có nhiều gia vị
- Đồ ăn nhiều đường
- Tỏi Gừng
Cách phòng ngừa cho trẻ bị bầm tím
- Cần cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho trẻ, đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Sữa mẹ sẽ giúp trẻ cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và còn cung cấp kháng thể chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ không mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chọn thực phẩm tươi, hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đảm bảo ăn chín uống sôi.
- Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, chăm sóc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bị bệnh.
- Định kỳ khám sức khỏe cho trẻ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị bầm tím như thế nào? Trẻ bị bầm tím có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp