Trẻ bị còi xương có sao không?
Bệnh còi xương ở trẻ phổ biến trong khoảng 3 năm đầu đời mà nguyên nhân chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ chất canxi – phốt pho và không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu bệnh nghiêm trọng có thể khiến cho bộ xương của trẻ bị biến dạng. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị còi xương là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu vitamin D. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn: ngoại sinh và nội sinh.
- Ngoại sinh là từ thức ăn, sữa mẹ, nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong dầu nên nếu thức ăn của trẻ không có dầu mỡ dẫn đến giảm hấp thu Vitamin D.
- Nội sinh là từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành Vitamin D3, đây là nguồn chủ đạo để tham gia vào chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó còi xương hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu Vitamin D.
Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị còi xương đơn giản tại nhà
- Cho trẻ tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày để cơ thể bé được tổng hợp vitamin D.
- Khích lệ trẻ vận động thường xuyên.
- Lập chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin D và canxi.
- Cho bé được tiếp xúc với không khí ngoài trời để nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ bé phát triển toàn diện
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương
Thực phẩm mà trẻ bị còi xương nên ăn
- Bổ sung vitamin D từ dầu mỡ: nên chọn các loại dầu mỡ làm từ thực vật.
- Rau xanh quả chín: giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, sắt, kẽm: các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt…
- Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, C; Các vitamin tan trong chất béo là vitamin A, D, E, K; Các chất khoáng như kẽm, sắt, iốt, đồng, mangan, magiê
Thực phẩm mà trẻ bị còi xương nên tránh
- Các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm quá ngọt
- Các loại nước ngọt có ga
- Đồ ăn nhanh
- Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola… chứa nhiều chất béo
Cách phòng ngừa cho trẻ bị còi xương
- Phụ nữ mang thai cần cung cấp dưỡng chất đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những trường hợp đa thai nhu cầu thường cao hơn thông thường.
- Thực hiện một chế độ ăn cân đối cho trẻ.
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương .
- Cần phải được bổ sung Vitamin D3 đường uống đối với trẻ ở vùng ít ánh sáng mặt trời. Và để hấp thu Vitamin D tốt thì chế độ ăn của trẻ không được kiêng khem dầu mỡ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị còi xương như thế nào? Trẻ bị còi xương có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp