Trẻ bị ho có đờm có sao không?
Trẻ ho có đờm kèm theo một số triệu chứng như sốt, sổ mũi, thở khò khè. Đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý hô hấp nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản cấp, xơ nang, áp xe phổi. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi thăm khám càng sớm để kịp phát hiện và điều trị bệnh. Tránh những biến chứng khôn lường về sau. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị ho có đờm là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm ?
- Thời tiết thay đổi: Trẻ phải hít một lượng không khí lạnh vào cơ thể. Dẫn tới phổi bị tổn thương, gây đau rát cổ họng. Xuất hiện những cơn ho khan, sau dần là ho có đờm đặc.
- Do bệnh lý: Trẻ khi bị mắc một số bệnh lý về đường hô hấp, khi virus, vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ quan hô hấp dẫn tới ho có đờm xanh.
- Trẻ ăn, uống đồ lạnh: Lúc này cổ họng bị kích thích, sưng đỏ dẫn tới những cơn ho có đờm.
- Do tác dụng phụ của thuốc chữa ho: Một số loại thuốc chữa ho có tác dụng kích thích sản sinh dịch nhầy, từ đó giúp đờm đặc hơn giúp trẻ dễ dàng tống dịch ra ngoài bằng phản xạ ho, khạc.
Phương pháp cho trẻ bị ho có đờm đơn giản tại nhà
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Mũi và họng là 2 bộ phận dễ nhiễm vi khuẩn, virus gây hại nhất. Do đó mẹ cần sử dụng nước muối sinh lý để loại bỏ các dị nguyên.
- Duy trì thói quen súc miệng: Với những trẻ trên 3 tuổi, bạn nên hướng dẫn và duy trì cho con thói quen súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu họng, giảm ho, loại bỏ tác nhân gây hại.
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm mát họng, loãng đờm. Ngoài nước lọc có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả, trái cây.
- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường chứa nhiều chất kích ứng họng như: khói thuốc, lông thú, phấn hoa, nấm mốc,…
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào thời tiết giao mùa, chuyển lạnh.
- Tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ nhằm ngăn ngừa 1 số bệnh liên quan tới đường hô hấp.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm
Thực phẩm mà bé bị ho có đờm nên ăn
- Các món nấu loãng, nhuyễn dễ tiêu: Khi bị ho trẻ thường bị đau rát cổ họng, khó nhai nuốt. Do vậy một số thức ăn như cháo, súp sẽ tránh được làm tổn thương họng.
- Thực phẩm giàu vitamin, giàu kẽm: bổ sung thêm sắt, kẽm nâng cao sức đề kháng.
- Thêm gia vị hành, gừng, tỏi, nghệ vào thức ăn: tác dụng như kháng sinh tự nhiên để tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng.
Thực phẩm mà bé bị ho có đờm nên tránh
- Ăn uống đồ lạnh: những thực phẩm lạnh có thể gia tăng chứng đau rát họng, tăng lượng đờm, kích thích những cơn ho.
- Thực phẩm nhiều đường: khiến cơ thể trẻ bị bốc hỏa, gây ho nhiều hơn.
- Thực phẩm cay, nóng: kích thích kéo dài những cơn ho, đặc biệt với trẻ bị ho hen phế quản.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị ho có đờm
- Tạo môi trường sống thông thoáng cho bé.
- Cho trẻ uống nước nhiều, giữ ấm cơ thể
- Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
- Cần lưu ý tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, nhất là các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như vắc xin synflorix và prevenar 13 phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết; vắc xin cúm phòng bệnh cúm mùa…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách cho có đờm sóc trẻ bị ho có đờm như thế nào? Trẻ bị ho có đờm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để cho có đờm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé tho có đờm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp