Trẻ bị ngứa hậu môn có sao không?
Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ là hiện tượng rất hay gặp. Tuy nhiên, do còn nhỏ trẻ chưa biết cách để biểu đạt với bố mẹ. Chính vì vậy, phụ huynh cần để ý và nhận biết sớm khi bé bị ngứa hậu môn. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây rất nhiều ngứa ngáy, khó chịu, trẻ quấy khóc, biếng ăn, sút cân. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của một số bệnh tại hậu môn, trực tràng. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị ngứa hậu môn là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị ngứa hậu môn
- Nhiễm giun kim
- Táo bón lâu ngày: tăng áp lực lên niêm mạc hậu môn và dễ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu và đau rát.
- Vệ sinh kém: vệ sinh hậu môn không đúng cách có thể khiến phân và bụi bẩn tích tụ, gây ra hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu.
- Hẹp hậu môn: hẹp hậu môn là dị tật bẩm sinh do khiếm khuyết từ gen di truyền.
- Viêm da tiếp xúc
- Nứt kẽ hậu môn: xảy ra khi hậu môn xuất hiện các vết nứt sau khi đi đại tiện.
- Dị ứng thực phẩm: việc thu nạp các thực phẩm có khả năng dị ứng cao như mực, tôm, hải sản, nấm,… có thể gây tiêu chảy và ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị ngứa hậu môn đơn giản tại nhà
- Vệ sinh cơ thể đúng cách: khi nhận thấy con trẻ ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn, cần vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách.
- Tiến hành nong hậu môn: với trường hợp ngứa ngáy và đau rát do hẹp hậu môn, phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám và tiến hành nong hậu môn.
- Tránh xa các tác nhân kích thích
- Thay thế tã, nước xả vải, xà bông tắm,… nếu nghi ngờ các sản phẩm này là nguyên nhân khiến bé bị ngứa hậu môn.
- Mặc quần vừa kích cỡ với cân nặng của trẻ, đồng thời nên lựa chọn trang phục có chất liệu thông thoáng và mát mẻ.
- Thường xuyên thay tã để tránh hiện tượng ma sát gây ngứa hậu môn và hăm da.
- Điều trị nhiễm giun kim
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ngứa hậu môn
Thực phẩm mà trẻ bị ngứa hậu môn nên ăn
- Ngũ cốc nguyên hạt: chứa nhiều chất béo rất tốt cho cơ thể.
- Thịt lợn nạc
- Rau củ và trái cây tươi
- Uống nhiều nước
Thực phẩm mà trẻ bị ngứa hậu môn nên tránh
- Các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc, nghêu…
- Thực phẩm chứa nhiều đường
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Các loại thịt béo
- Các sẵn phẩm từ sữa
- Nước ngọt
Cách phòng ngừa cho trẻ bị ngứa hậu môn
- Nâng cao ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là nền nhà, giường chiếu và quần áo trẻ em.
- Thực hiện ăn chín uống sôi.
- Vệ sinh cá nhân tốt như cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng.
- Những đối tượng có nguy cơ cao: tẩy giun định, nhất là cho trẻ em độ tuổi từ 2-12, tẩy giun 2 lần/ năm.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc bé bị ngứa hậu môn như thế nào? Trẻ bị ngứa hậu môn có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp