Trẻ bị sổ mũi xanh có sao không?
Sổ mũi xanh là dấu hiệu thường gặp ở trẻ em. Nhất là trong giai đoạn chuyển mùa. Tình trạng bé bị sổ mũi xanh nếu không giải quyết đúng mức có thể làm cho trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc. Cơ thể không được phục hồi sức khỏe, thức dậy sẽ uể oải. Cần tìm hiểu cách điều trị đặc hiệu cho bé bị sổ mũi xanh để tránh dẫn đến những bệnh nghiêm trọng hơn. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi xanh là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi xanh ?
- Dị vật như vi khuẩn, nấm mốc… xâm nhập vào mũi trẻ. Cơ thể sẽ tiết ra các tế bào hạt có màu xanh để chống lại chúng.
- Sổ mũi xanh dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhâ như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi…
- Bé bị sổ mũi xanh kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” . Có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị sổ mũi xanh đơn giản tại nhà
- Vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý.
- Hút thông mũi cho bé, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi, nhưng chú ý là bạn không được lạm dụng dụng cụ này vì nó rất dễ gây đau và tổn thương niêm mạc của bé. Nên đảm bảo làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Tăng cường bổ sung nước cho trẻ, tốt nhất là nước ấm. Nó giúp chất nhầy loãng ra giúp trẻ khạc ho ra đờm dễ dàng hơn.
- Cho trẻ hít hơi nước ấm, hoặc đặt một chiếc máy tạo ẩm trong phòng của trẻ cũng thúc đẩy làm sạch chất nhầy.Nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy cho trẻ nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sổ mũi xanh
Thực phẩm mà trẻ bị sổ mũi xanh nên ăn
- Uống trà gừng: sử dụng trong 3 ngày để giảm nhẹ tình trạng sổ mũi.
- Uống nước ấm: giúp con giảm nhẹ sự căng thẳng ở vùng niêm mạc đường hô hấp.
- Ăn canh hoặc súp gà: thịt gà có rất nhiều axit amin thiết yếu mà cơ thể trẻ bị bệnh cần, giúp cơ thể tăng cường chức năng miễn dịch.
- Ăn canh củ cải nấu gừng
- Các loại trái cây: lê, chanh, bưởi, quýt,…
Thực phẩm mà trẻ bị sổ mũi xanh nên tránh
- Thức ăn ngọt hoặc quá mặn: Khi bị sổ mũi nên tránh các thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt vì sẽ gây nóng cho phổi, tăng lượng đờm hơn, làm cho bệnh sổ mũi lâu hết.
- Các món chiên:lượng nước mũi cũng tăng, dạ dày hoạt động nhiều hơn làm cho hệ tiêu hoá kém đi khiến bệnh lâu khỏi hơn.
- Các món ăn từ hải sản: khiến cho tình trạng sổ mũi không giảm đi vì mùi tanh của hải sản sẽ kích thích hệ hô hấp gây sổ mũi
- Đồ uống chứa gas như nước ngọt cũng không nên cho bé sử dụng để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị sổ mũi xanh
- Luôn giữ ấm cơ thể đúng cách cho trẻ, đặc biệt là vào mùa thu đông. Vì thời điểm này trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn tới các bệnh về hô hấp, sinh ra ho, sổ mũi.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý để giúp tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn, phòng ngừa bệnh.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá,… vì đây là một trong những tác nhân gây ra tình trạng sổ mũi ở trẻ nhỏ.
- Luôn vệ sinh môi trường ở của trẻ được sạch sẽ, không nuôi động vật như chó, mèo trong nhà.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi xanh như thế nào? Trẻ bị sổ mũi xanh có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để csổ mũi xanh sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé tsổ mũi xanh Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp