Trẻ bị teo cơ có sao không?
Bệnh teo cơ là một chứng bệnh rối loạn gen làm yếu từ từ các cơ trong cơ thể. Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh teo cơ sẽ bị mất dần dần khả năng thực hiện các vận động như đi, ngồi, đứng thẳng, thở ra dễ dàng và cử động các cánh tay và bàn tay. Độ yếu ớt này càng tăng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị teo cơ là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị teo cơ
- Sử dụng nhiều loại thuốc: Nếu trước đó, trẻ thường sử dụng các loại thuốc như Dramamine, Iron, Penicillin, Streptomycin, Tetracycline, thuốc ngừa sốt rét… thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Tiêm thuốc vào cơ Delta quá nhiều dẫn đến sự thay đổi của cơ. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ hóa cơ.
- Yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền.
- Môi trường sống hoặc điều kiện sống có thể tác động đến sự hình thành cơ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo cơ delta.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị teo cơ đơn giản tại nhà
- Vệ sinh ăn uống: Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”.
- Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch. Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
- Vệ sinh môi trường: Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ.
- Chăm sóc tâm lý: Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lsy với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị teo cơ
Thực phẩm mà trẻ bị teo cơ nên ăn
- Đạm động vật và đạm thực vật: Đạm là nguồn cung cấp protein vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
- Chất béo: chất béo là dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho quá trình tiêu hóa của trẻ.
- Sắt: Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt như: tiết, gan, thịt bò, trứng, tim,..
- Canxi: trẻ cần được bổ sung đầy đủ canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển chiều cao và giúp xương, răng vững chắc.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả để bổ sung vitamin C và các loại khoáng chất cần thiết.
Thực phẩm mà trẻ bị teo cơ nên tránh
- Các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm quá ngọt
- Các loại nước ngọt có ga
- Đồ ăn nhanh
- Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola… chứa nhiều chất béo
Cách phòng ngừa cho trẻ bị teo cơ
- Tư vấn di truyền.
- Xét nghiệm tầm soát đột biến gen SMN cho các đôi vợ chồng.
- Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh về đột biến gen SMN cho thai của các cặp vợ chồng. Những gia đình đã có tiền sử sinh con bị bệnh teo cơ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc bé bị teo cơ như thế nào? Trẻ bị teo cơ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp