Trẻ bị yếu thận có sao không?
Suy giảm chức năng thận ở trẻ sơ sinh là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Bệnh khiến sức khỏe trẻ ngày một giảm sút thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nếu tình trạng bệnh của trẻ ở giai đoạn nhẹ, cha mẹ phát hiện kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc phục hồi một phần sau khi sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu ở trẻ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị yếu thận là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị yếu thận ?
- Yếu tố di truyền: quá trình mang thai, người mẹ mắc một số bệnh lý khiến trẻ bị di chứng sau sinh như hẹp van niệu đạo, tiểu rỉ rỉ, tiểu không thành vòi,…
- Ỉa chảy, mất nước nặng: khiến cho thận ở trẻ không thể bài tiết kịp hoặc chức năng thận bị thay đổi đột ngột, suy yếu dần, gây ra tình trạng suy thận.
- Mắc bệnh nhiễm trùng nặng: một số bệnh lý nhiễm trùng như ký sinh trùng, vi trùng, siêu vi trùng, suy đa tạng,…
- Bị một số chấn thương: một số trẻ gặp phải tình trạng bị chấn thương ở mức độ nặng, trên diện rộng ở cơ thể hoặc mắc một số hội chứng sau khi mổ tim bẩm sinh.
- Sức đề kháng của trẻ yếu
- Tổn thương cầu thận và đường dẫn niệu
Phương pháp chăm sóc trẻ bị yếu thận đơn giản tại nhà
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân đối theo từng ngày. Tích cực bổ sung các loại vitamin từ rau xanh cho trẻ.
- Khuyên trẻ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, không nên ngồi quá lâu tại một chỗ.
- Không nên tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị cho con.
- Cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều
- Trẻ thường khó đi tiểu hoặc không đi tiểu được nên nhất thiết phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể để tránh tình trạng bàng quang đầy nước tiểu mà không đi được.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị yếu thận
Thực phẩm mà trẻ bị yếu thận nên ăn
- Chất bột đường: thực phẩm giàu tinh bột (gạo trắng, miến, phở, bột sắn dây…)
- Chất béo: một số loại chất béo có nguồn gốc thực vật (dầu mè, đậu nành, oliu…).
- Rau xanh, trái cây: sử dụng đa dạng các loại rau, trái cây có màu xanh, đỏ,vàng.
Thực phẩm mà trẻ bị yếu thận nên tránh
- Muối: suy thận sẽ làm mất khả năng bài trừ muối qua nước tiểu dễ gây phù, huyết áp tăng. Do đó, bệnh nhân suy thận nên ăn nhạt nhất có thể.
- Chất đạm: (thịt gà, trứng,cá, tôm, nội tạng động vật…) do dễ chuyển hóa thành ure và creatinin. Hai chất này tăng nhanh trong máu sẽ gây áp lực làm việc cho thận.
- Thực phẩm giàu phốt pho: nấm đông cô, hạt sen khô, đậu đỗ, cua, thịt thú rừng,..
- Thực phẩm chứa nhiều kali: (cam, chuối, hạt điều, hạt dẻ, lạc, socola…). Ở người suy thận giai đoạn cuối, hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến tử vong do rối loạn nhịp tim.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Cách phòng ngừa cho trẻ bị yếu thận
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: không cho trẻ ăn quá mặn, quá nhiều chất đạm hoặc ăn quá no.
- Uống nhiều nước.
- Cho trẻ chơi các môn thể thao để cơ thể trao đổi chất tốt hơn.
- Nên đi khám sức khỏe thường xuyên.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị yếu thận như thế nào? Trẻ bị yếu thận có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp