Trẻ bị yếu tim có sao không?
Yếu tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp, có tỉ lệ mắc bệnh cao. Bệnh yếu tim mạn tính khó chữa khỏi. Đe dọa tính mạng của trẻ bởi nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng tránh rủi ro bệnh yếu tim nếu nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh và có cách điều trị, chăm sóc đúng đắn. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị yếu tim là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị yếu tim ?
- Do di truyền: trẻ có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Do nhiễm độc thai: mẹ sử dụng chất kích thích trong thời gian mang thai có thể khiến con mắc tim bẩm sinh.
- Mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai: mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị yếu tim đơn giản tại nhà
- Đối với những trẻ còn đang bú sữa, để tránh bị sặc sữa, không được cho trẻ bú khi nằm. Phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú.
- Đối với trẻ lớn đã ăn cơm, gia đình nên cho trẻ ăn nhạt. Nhưng vẫn đầy đủ chất bổ dưỡng.
- Cần kết hợp với nhà trường để miễn cho trẻ những hoạt động nặng cần phải gắng sức. Như chơi những môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức cao độ, hoặc lao động nặng.
- Nên cho trẻ nằm đầu cao khi ngủ.
- Giữ trẻ ấm khi trời lạnh, không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi. Không nên hút thuốc lá ở những chỗ trẻ ở.
- Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh ho, cảm cúm thì nên tránh xa trẻ, không nên tiếp xúc với trẻ.
- Nên hướng dẫn trẻ cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị yếu tim
Thực phẩm mà trẻ bị yếu tim nên ăn
- Tăng cường rau xanh và trái cây tươi: chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Thực phẩm giàu kali: trái bơ, rau cải bó xôi, bông cải xanh, cần tây, khoai lang, cá hồi, các loại hoa quả như chuối, cam, mơ, dưa hấu…
- Sữa dành cho người yếu tim: những loại sữa ít béo, sữa hạt như sữa đậu nành, sữa gạo hoặc sữa chua ít béo, sữa chua hoa quả,… hoặc chọn sữa dành cho người tiểu đường.
- Ngũ cốc: các loại ngũ cốc nói chung và yến mạch nói riêng là những loại thực phẩm được xem là vàng cho hệ tim mạch.
- Cá: có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như đau tim, đau thắt ngực và vỡ mạch máu
Thực phẩm mà trẻ bị yếu tim nên tránh
- Nên tuyệt đối không ăn đồ ngọt.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: tăng lượng cholesterol dễ dẫn đến những bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến, xơ vữa động mạch…
- Thịt đỏ: chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những lưu ý về chế độ ăn
- Giảm muối trong khẩu phần ăn: Ăn quá nhiều muối có thể gây tích nước, làm tăng nặng tình trạng phù nề, tăng gánh nặng cho tim hoạt động.
- Hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể: tránh tăng gánh nặng cho tim, giảm tình trạng phù và khó thở do ứ dịch.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị yếu tim
- Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
- Thai phụ cần được theo dõi thường xuyên
- Trong quá trình mang thai, thai phụ cần tuyệt đối tránh xa các chất kích thích.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất.
- Cần giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị yếu tim như thế nào? Trẻ bị yếu tim có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp