Trẻ em bị khô mắt có sao không?
Thông thường, các bé sẽ không nhận thức được là mình đang bị khô mắt. Các bé có xu hướng dụi mắt càng khiến bệnh thêm nặng. Và như hầu hết các bệnh về mắt khác, khô mắt không được xem thường. Nó có thể gây tổn thương lâu dài lên mắt trẻ nếu không được điều trị sớm.Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ em bị khô mắt là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ em bị khô mắt ?
- Môi trường gió, khói, hoặc quá nóng làm tăng sự bay hơi của nước mắt.
- Dị ứng theo mùa có thể góp phần làm khô mắt.
- Phẫu thuật mắt bằng laser có thể gây ra các triệu chứng khô mắt tạm thời.
- Thiếu vitamin A
- Trẻ bị khô mắt do sử dụng thiết bị điện tử quá lâu
- Lượng nước mắt tiết ra không đủ
Phương pháp chăm sóc trẻ em bị khô mắt đơn giản tại nhà
- Cho trẻ đeo kính khi ra ngoài, đặc biệt những nơi nhiều khói bụi.
- Trong thời gian điều trị, tạm thời không cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử.
- Tập cho trẻ chớp mắt đều đặn khoảng 12-18 lần/phút.
- Dùng khăn sạch để lau mặt, mắt và phơi, giặt khăn thường xuyên.
- Cần có chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cung cấp đầy đủ vitamin.
- Bổ sung nước cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị khô mắt
Thực phẩm mà trẻ em bị khô mắt nên ăn
- Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
- Các loại acid béo lành mạnh như dầu cá, dầu hạt lanh, dầu hạt cải và quả óc chó giúp ngăn ngừa khô mắt và phòng chống bệnh đục thủy tinh thể.
- Chọn nguồn protein tốt từ thịt nạc, trứng, đậu, cá,…
- Thực phẩm chứa lutein và zeaxanthin: trứng, bắp (ngô) và các loại rau xanh.
- Thực phẩm giàu vitamin C
- Thực phẩm giàu vitamin A
Thực phẩm mà trẻ em bị khô mắt nên tránh
- Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
- Hạn chế ăn muối bởi muối khiến nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể tăng cao.
- Thực phẩm nhiều đường
- Thực phẩm nhiều chất béo
Cách phòng ngừa cho trẻ em bị khô mắt
- Chú ý thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử, tối đa là 2-3 giờ mỗi ngày.
- Sau mỗi 30 phút dùng điện thoại hoặc máy tính, nhắc nhở trẻ chớp mắt trong một phút.
- Uống đủ 1 lít nước mỗi ngày đối với trẻ 10kg. Tăng thêm 50ml nước cho mỗi 1kg cân nặng.
- Cho bé ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn. Bổ sung các loại rau quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, đu đủ,… giúp đảm bảo lượng vitamin A.
- Ngoài ra, cũng không nên để bé trong phòng có điều hòa quá lâu.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách ckhô mắt sóc trẻ bị khô mắt như thế nào? Trẻ bị khô mắt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để ckhô mắt sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé tkhô mắt Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp