Site icon Medplus.vn

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Việc ăn dặm giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Vậy bố mẹ cần biết những gì về cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên? Bố mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để nắm được những kiến thức cơ bản về ăn dặm cho con, bố mẹ nhé!

Thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm là khi con được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đang bắt đầu phát triển đủ để giúp con hấp thu dưỡng chất từ những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Khi bé được 6 tháng tuổi trở lên, sữa mẹ bắt đầu ít, loãng dần và không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé mỗi ngày. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với bé 6 – 12 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ có thể cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé mỗi ngày. Do vậy, vào giai đoạn sau 6 tháng tuổi, bé rất cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để có thể phát triển khỏe mạnh qua việc ăn dặm.

Bố mẹ nên lưu ý không nên cho bé ăn dặm từ quá sớm. Ví dụ, bé 4 tháng tuổi ăn dặm sẽ có nguy cơ cao bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa của con lúc này còn non nớt, chưa có đủ men để xử lý tinh bột cũng như các loại tinh bột. Ngoài ra, nếu bố mẹ cho bé ăn dặm quá muộn, ví dụ như khi bé được 9 tháng tuổi, thì nhiều khả năng con sẽ bị chậm tăng cân và phát triển chậm vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng.

Hướng dẫn cho bé ăn dặm lần đầu tiên đúng cách

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), bố mẹ cần đảm bảo những nguyên tắc như sau khi cho bé ăn dặm:

Nguyên tắc “ngọt – mặn”

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bố mẹ nên cho trẻ ăn những món có vị ngọt trước vì chúng có mùi vị gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Dần dần, bố mẹ mới chuyển sang các món ăn mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Việc này sẽ giúp trẻ làm quen với hương vị mới lạ của đồ ăn.

Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ cũng nên lưu ý vẫn nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức ít nhất 3-4 lần mỗi ngày.

Nguyên tắc “ít – nhiều”

Trước hết, bố mẹ nên cho bé ăn với lượng đồ ăn ít, rồi sau đó tăng dần. Ví dụ, trong những lần ăn dặm đầu tiên, bố mẹ cho bé ăn 1-2 muỗng bột, rồi dần dần về sau tăng lên 1/3 bát, nửa bát… Việc này giúp hệ tiêu hóa của bé làm quen dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú.

Nguyên tắc “loãng – đặc”

Bố mẹ nên bắt đầu bằng những món ăn dạng bột loãng. Khi bé đã quen dần với việc ăn dặm, bố mẹ mới tăng dần độ thô của các món ăn lên, ví dụ chuyển từ dạng bột sang cơm nát, cháo rây, cháo bột… Nguyên tắc này giúp bé dễ dàng làm quen và tiêu hóa hơn khi được tiếp xúc với thức ăn lạ.

Nguyên tắc “không ép con ăn”

Khi bé tỏ ra không muốn ăn hoặc phản đối với việc ăn dặm bằng cách quay mặt đi, phì thức ăn hay nhăn mặt khi ăn, bố mẹ không nên ép con phải ăn ngay. Hãy thử lại ở những lần ăn dặm tiếp theo. Bố mẹ nên kiên trì thử lại vì thường trẻ sẽ chấp nhận thức ăn mới sau khoảng 6-10 lần.

Các loại thực phẩm cho bé ăn dặm

Bột hay cháo ăn dặm cho bé cần đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột đường

Chất bột đường có vai trò cung cấp khoảng 50-60% tổng nhu cầu năng lượng cho cơ thể của trẻ, đồng thời tham gia vào thành phần cấu tạo tế bào. Để bé làm quen với nhóm thực phẩm này, mẹ có thể nghiền cháo, khoai hoặc nấu bột yến mạch để làm phong phú thực đơn ăn dặm của bé. Hãy sử dụng gạo tẻ, không nên trộn lẫn gạo nếp, hạt sen, đậu xanh… vì chúng có thể gây cảm giác khó ăn và làm bé chậm tiêu hóa. Đối với những trẻ trên 1 tuổi, bố mẹ có thể chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau như khoai tây, thịt bò xay, bánh đa, bún, phở… để đa dạng hóa thực đơn, giúp bé hào hứng hơn với bữa ăn.

Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm

Chất đạm là thành phần quan trọng để xây dựng nên các tế bào, cung cấp các axit amin cần thiết cho việc tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Hãy cho bé ăn cả đạm có nguồn gốc động vật (như thịt, cá…) và thực vật (như các loại đậu đỗ).

Giai đoạn đầu, bố mẹ nên cho bé bắt đầu thu nạp chất đạm từ thịt nạc (của lợn và gà) hoặc lòng đỏ trứng gà. Khi bé sang tháng thứ 7, hãy cho con ăn thêm thịt bò, tôm, cua, cá và khi con được 1 tuổi, bố mẹ đã có thể cho con ăn cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm vì việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa còn non nớt của con.

Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ

Nhóm thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh hơn, phòng chống được các bệnh về đường ruột. Hãy cho bé tập ăn hoa quả tươi bằng cách uống nước cam, đu đủ xay, xoài xay, chuối tiêu nạo…

Bố mẹ cũng nên lưu ý chế biến rau củ quả cho bé đúng cách: không dự trữ rau củ quả quá lâu, rửa sạch dưới vòi nước chảy… để đảm bảo các chất dinh dưỡng được giữ lại.

Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo

Chất béo là thành phần của màng tế bào và mô não, là dung môi giúp các vitamin như A, D, E, K… hòa tan và hấp thu vào cơ thể. Bố mẹ nên xen kẽ các bữa ăn sử dụng dầu thực vật (như đậu nành, mè…) lẫn các bữa sử dụng dầu động vật (như mỡ gà, lợn…). Tuy nhiên, đối với dầu gấc, bố mẹ nên lưu ý chỉ nên cho trẻ ăn 1-2 lần để hạn chế nguy cơ vàng da cho bé.

Bố mẹ cần lưu ý những gì khi chế biến món ăn dặm cho bé

Trong quá trình chế biến món ăn dặm cho bé, bố mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bố mẹ những thông tin hữu ích về cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version