Site icon Medplus.vn

Cách chống trầm cảm: 17+ điều nên thử để sống trọn vẹn hơn

Trầm cảm có thể tiêu hao năng lượng của bạn, khiến bạn cảm thấy trống rỗng và mệt mỏi. Điều này gây khó khăn cho việc học tập, làm việc và sinh hoạt thường ngày. Trầm cảm khiến người bệnh có những suy nghĩ và hành động tiêu cực, thậm chí là tự tử. Tuy nhiên, có những mẹo nhỏ bạn có thể thực hiện để kiểm soát và cải thiện cảm xúc cũng như hạnh phúc cá nhân. Cùng Medplus khám phá 17 cách chống trầm cảm hiệu quả qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là gì Nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo

1.1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.

Ai cũng đều có nguy cơ bị trầm cảm, ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000 vụ chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm. Trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời còn rất thấp chiếm khoảng 25%.

1.2. Nguyên nhân của bệnh trầm cảm

Những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm có thể kể đến như:

2. 15+ Cách chống trầm cảm để sống hạnh phúc hơn

Cách chống trầm cảm để sống hạnh phúc hơn

2.1. Chấp nhận và đối diện

Các rối loạn của chứng trầm cảm có thể khác nhau theo từng ngày. Hôm nay có thể xấu đi và ngày mai sẽ tốt lên, và ngược lại. Điều quan trọng là bạn phải coi trọng sức khỏe tinh thần và tin rằng những gì bạn đang phải đối diện hiện tại ngày mai sẽ tốt hơn.

Trầm cảm là một căn bệnh khá phổ biến. Nó ảnh hưởng đến hàng triệu người, bao gồm một số người trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể không nhận ra họ phải đối mặt với những thách thức, cảm xúc và trở ngại tương tự. Do đó, chìa khóa để tự điều trị trầm cảm là cởi mở, chấp nhận và yêu thương bản thân cũng như những gì bạn đang trải qua.

2.2. Nếu bị cảm xúc chi phối, hãy “xây” nó như một thói quen

Kìm nén cảm xúc có vẻ là một cách chiến lược để đối phó với các triệu chứng tiêu cực của bệnh trầm cảm. Nếu bạn đang có một ngày tồi tệ, hãy cứ dũng cảm để bản thân cảm nhận những cảm xúc đó. Cân nhắc viết hoặc ghi nhật ký về những gì bạn đang trải qua, dù là vui vẻ hay căng thẳng.

Cuốn sổ đó đã ghi chép đầy đủ những gì bạn đã trải qua, vui có buồn có. “Nhìn” thấy sự thay đổi của dòng chảy cảm xúc có thể là một trong số những cách chống trầm cảm hiệu quả cho bạn đấy.

2.3. Những gì ngày hôm nay bạn trải qua, không có nghĩa ngày mai cũng sẽ như vậy

Tâm trạng, cảm xúc hay suy nghĩ của ngày hôm nay không thuộc về ngày mai. Nếu bạn không thành công trong việc hoàn thành mục tiêu của mình hôm nay, hãy nhớ rằng bạn chưa mất cơ hội thử lại vào ngày mai.

Hôm nay bạn trải qua những cảm xúc tiêu cực, bạn thu mình lại và muốn ở một mình trong phòng. Nhưng điều này không có nghĩa ngày mai, ngày kia và những ngày sau đó bạn cũng sẽ như vậy. Hãy cho bản thân cơ hội để chấp nhận điều đó trong khi một số ngày sẽ khó khăn, một số ngày cũng sẽ tuyệt vời. Hãy cố gắng hướng tới sự khởi đầu mới mẻ của ngày mai.

2.4. Làm ngược lại những gì ‘giọng nói trầm cảm’ gợi ý

Các suy nghĩ tiêu cực có thể xuất hiện trong đầu bạn. Đôi khi bạn còn có thể nghe thấy giọng nói nào đó. Những suy nghĩ hay giọng nói này có xu hướng khiến bạn hành động những điều xấu hơn là những điều tốt. Tuy nhiên, nếu bạn có thể học cách nhận biết nó, bạn có thể học cách thay thế nó.

Nếu bạn tin rằng một sự kiện sẽ không thú vị hoặc không đáng để bạn dành thời gian, hãy tự nói với chính mình: “Bạn có thể đúng, nhưng sẽ tốt hơn vẫn là không làm nó”. Hay nói cách khác, hãy làm ngược lại những gì ‘giọng nói trầm cảm’ gợi ý. Đây là một cách chống trầm cảm hiệu quả bạn có thể thử.

2.5. Đặt mục tiêu có thể đạt được

Hãy đặt ra mục tiêu thực hiện và để những điều ngày giúp bạn chống lại bệnh trầm cảm. Một danh sách dài những việc cần làm có thể nặng nề đến mức bạn không muốn làm gì cả. Thay vì soạn một danh sách dài các nhiệm vụ, hãy cân nhắc đặt một hoặc hai mục tiêu nhỏ hơn.

Ví dụ:

Khi bạn đã hoàn thành một việc nhỏ, hãy tập trung vào một việc nhỏ khác, rồi đến việc khác. Bằng cách này, bạn có một danh sách các thành tích hữu hình chứ không phải một danh sách việc cần làm chưa được chạm tới.

2.6. Thưởng cho những nỗ lực của bạn

Tất cả các bàn thắng đều đáng được ghi nhận, và mọi thành công đều đáng được ăn mừng. Khi bạn đạt được một mục tiêu, hãy đón nhận nó. Bạn có thể không muốn ăn mừng với một chiếc bánh kem và hoa, nhưng công nhận những thành công của bản thân có thể là một “vũ khí” lợi hại để chống lại sức nặng tiêu cực của bệnh trầm cảm.

2.7. Biến trầm cảm thành thói quen

Nếu các triệu chứng trầm cảm làm gián đoạn thói quen hàng ngày của bạn, thiết lập một lịch trình nhẹ nhàng có thể giúp bạn kiểm soát được chúng. Nhưng những kế hoạch này không cần phải vạch ra cả ngày.

Lịch trình của bạn có thể tập trung vào thời gian trước khi làm việc hoặc ngay trước khi đi ngủ, hoặc là ngày cuối tuần. Tập trung vào việc tạo ra một thói quen nhỏ có thể giúp bạn duy trì nhịp độ hàng ngày của mình.

2.8. Làm điều gì đó bạn thích

Làm điều bạn thích là một trong những cách chống trầm cảm hiệu quả bạn nên thử. Trầm cảm có thể khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi. Hãy cố gắng lùi lại và làm điều gì đó bạn yêu thích – điều gì đó thư giãn nhưng tràn đầy năng lượng. Đó có thể là chơi nhạc cụ, vẽ tranh, đi bộ đường dài hoặc đi xe đạp.

Những hoạt động này có thể giúp bạn nâng cao tâm trạng và năng lượng, giúp bạn vượt qua các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

2.9. Hãy nghe nhạc

Âm nhạc có thể hữu ích đối với bệnh nhân bị trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy âm nhạc có thể là một cách tuyệt vời để thúc đẩy tâm trạng và cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nó cũng có thể giúp bạn tiếp nhận những cảm xúc tích cực hiệu quả nhất.

Âm nhạc có thể đặc biệt hữu ích khi được biểu diễn theo nhóm, chẳng hạn như một nhóm nhạc hoặc ban nhạc. Bạn cũng có thể gặt hái những điều hạnh phúc ằng cách lắng nghe âm nhạc. Nếu bạn không thích đến những buổi hòa nhạc, hãy chọn một không gian yên tĩnh và bật bản nhạc mà bạn yêu thích. Âm nhạc chính là chìa khóa vàng giúp bệnh nhân chống bệnh trầm cảm hiệu quả.

2.10. Hoàn mình vào thiên nhiên

Mẹ thiên nhiên có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chứng trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy những người dành thời gian trong thiên nhiên đã cải thiện sức khỏe tâm thần hiệu quả.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể mang lại một số lợi ích tương tự. Nó có thể làm tăng mức serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng.

Hãy thử đi dạo dưới những tán cây hoặc trong công viên nơi bạn sinh sống. Hoặc lên kế hoạch đi bộ đường dài cuối tuần. Những hoạt động này sẽ giúp bạn hoàn mình với thiên nhiên và có được những cảm xúc tích cực hạnh phúc nhất.

2.11. Dành thời gian cho những người thân yêu

Một trong số cách chống trầm cảm hiệu quả là dành thời gian cho những người thân yêu. Trầm cảm có thể cám dỗ bạn cô lập bản thân và rút lui khỏi bạn bè và gia đình. Hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè, bạn sẽ chiến thắng những hành động tiêu cực đó.

Nếu bạn không thể dành thời gian gặp nhau trực tiếp, các cuộc gọi điện thoại hoặc trò chuyện video cũng có thể hữu ích. Cố gắng nhắc nhở bản thân rằng người thân, gia đình và bạn bè là những người luôn bên cạnh và quan tâm đến bạn.

2.12. Hãy thử một cái mới

Khi bạn làm cùng một việc ngày này qua ngày khác, bạn sử dụng các phần não giống nhau. Bạn có thể thử thách các tế bào thần kinh của mình và thay đổi hóa học não bằng cách làm một điều gì đó hoàn toàn khác.

Nghiên cứu chỉ ra rằng làm những điều mới có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và củng cố các mối quan hệ xã hội của bạn. Để gặt hái những lợi ích này, hãy cân nhắc thử một môn thể thao mới, tham gia một lớp học sáng tạo hoặc học một kỹ thuật nấu ăn mới.

2.13. Ngồi thiền để định hướng suy nghĩ của bạn

Căng thẳng và lo lắng có thể kéo dài các triệu chứng trầm cảm của bạn. Và thật tuyệt vời rằng kỹ thuật thư giãn có thể giúp bạn giảm căng thẳng, mang lại nhiều niềm vui và sự cân bằng cho ngày của bạn.

Nghiên cứu cho thấy các hoạt động như thiền có thể giúp bạn cải thiện cảm giác hạnh phúc và cảm thấy kết nối hơn với những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Bên cạnh ngồi thiên, bạn có thể làm những điều khác tương tự như:

2.14. Chú trọng đến việc ăn uống

Những gì bạn ăn và uống cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Không có chế độ ăn kiêng kỳ diệu nào có thể điều trị chứng trầm cảm. Nhưng những gì bạn đưa vào cơ thể có thể có tác động thực sự và đáng kể đến cách bạn cảm nhận.

Ăn một chế độ ăn nhiều thịt nạc, rau và ngũ cốc có thể là một khởi đầu tuyệt vời. Cố gắng hạn chế các chất kích thích như caffein, cà phê và soda, và các chất gây trầm cảm như rượu. Một số người cũng cảm thấy tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn khi họ tránh đường, chất bảo quản và thực phẩm chế biến sẵn.

Bạn có thể tìm đến một chyên gia dinh dưỡng để được gợi ý một chế độ ăn hợp lý nhất.

2.15. Ngủ đủ giấc

Rối loạn giấc ngủ có mối liên hệ với bệnh trầm cảm. Bạn có thể ngủ không ngon, hoặc ngủ quá nhiều. Cả hai đều có thể làm cho các triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn. Hãy cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn cảm thấy cân bằng hơn và tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.

3. Một số can thiệp Y khoa điều trị trầm cảm

Phương pháp y khoa điều trị trầm cảm hiệu quả

Trong một số trường hợp, nếu tình trạng trầm cảm mang đến những tiêu cực vượt khỏi sự kiểm soát, hãy cân nhắc đến những liệu pháp Y khoa. Dưới đây là hai cách điều trị bệnh trầm cảm hiện đại và được đánh giá cao:

3.1. Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học

Tia Laser được cho là có thể làm trẻ hóa các tế bào não bị tổn thương, cải thiện sự trao đổi chất của não, đồng thời giảm viêm, stress oxy hóa và thoái hóa thần kinh – mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Mộtnghiên cứu được thực hiện ở 39 bệnh nhân bị trầm cảm. Trong vòng bốn đến tám lần điều trị, 12 báo cáo cho biết người bệnh đã cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm. Cụ thể:

Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học điều trị trầm cảm được đánh giá cao nhờ hiệu quả mang lại. Những dấu hiệu và tình trạng bệnh suy giảm rõ rệt. Ngoài ra, sau thời gian điều trị cũng không có dấu hiệu tái bệnh. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và tình hình bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị cũng như khả năng phục hồi khác nhau. Để biết được liệu trình điều trị bệnh trầm cảm bằng Laser chính xác nhất, bạn có thể liên hệ với FSCB để được hỗ trợ.

3.2. Tế bào gốc

Tế bào gốc đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm mạnh. Nhờ dùng lượng lớn tế bào để cấy ghép, các tế bào gốc mới có tính chất điều hòa trên cơ thể. Chúng đã cho thấy khả năng tác động tích cực đến mức độ của các dấu hiệu viêm trong cơ thể. Những tác dụng này kéo dài và bệnh nhân thường có thể khỏi sau nhiều năm và không cần điều trị bổ sung.

Chính vì lý do này tế bào gốc đã được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh tự miễn và thoái hóa. Trong đó việc giảm viêm là điều cần làm để sửa chữa các tổn thương trong cơ thể. Khi được kết hợp cùng các loại thuốc được kê đơn, rất có thể liệu pháp tế bào gốc có thể hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng tâm lý do viêm gây ra.

Cấy ghép tế bào gốc nhằm mục đích tăng số lượng tế bào gốc của cơ thể lên hàng trăm triệu. Thông qua việc sử dụng các tế bào gốc lấy từ mô dây rốn được hiến tặng, các tế bào được sử dụng trong điều trị có hiệu lực và khả năng chữa bệnh trầm cảm.

4. Kết luận

Trầm cảm không đáng sợ nếu được phát hiện và điều trị sớm. Một số cách tự nhiên hoặc những thay đổi trong lối sống có thể hữu ích giúp bạn chống trầm cảm. Đôi khi, bạn có thể nên nghĩ đến những liệu pháp Y khoa để chữa trầm cảm hiệu quả hơn. Hai trong số những cách trị trầm cảm bằng can thiệp Y tế mà Medplus gợi ý là sử dụng tia Laser hoặc tế bào gốc. Để biết thêm về hai cách điều trị này, bạn có thể liên hệ FSCB để được hỗ trợ.

Nguồn tài liệu:

Exit mobile version