Site icon Medplus.vn

Cách chuẩn đoán và điều trị của nhồi máu cơ tim

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Tim cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục giống như bất kỳ mô cơ nào trong cơ thể. Hai nhánh động mạch vành lớn cung cấp oxy cho cơ tim. Nếu một trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột thì một phần tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là thiếu máu cơ tim. Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

Thực tế, một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) có thể kéo dài trong nhiều giờ. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia ngay lập tức nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng nguy hiểm này. Hầu hết cơ thể sẽ “cảnh báo” cho bạn bằng cơn đau thắt ngực khó tả. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng trong một vài trường hợp, cơn đau tim có thể diễn ra trong âm thầm và không bộc lộ bất kỳ triệu chứng khác thường nào.

Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính cắt đứt lưu lượng hồng cầu đến tim là sự phát triển của huyết khối trong động mạch khi các mảng bám trên vỡ ra, gây tổn thương mao mạch. Khi đó, các tiểu cầu sẽ tích tụ tại đây để “vá” lại lỗ hổng và vô tình hình thành nên cục máu đông gây cản trở máu lưu thông. Từ đó hình thành bệnh nhồi máu cơ tim

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Trong một số trường hợp, bệnh nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột và dữ dội. Mặc dù vậy, theo chuyên gia, hầu hết trường hợp bệnh sẽ bắt đầu từ từ với cảm giác đau nhẹ ở ngực cùng một số triệu chứng khó chịu khác. Vì vậy, hãy chú ý đến biểu hiện khác thường của cơ thể và đến các cơ sở ngay lập tức nếu bạn cảm thấy:

Một số triệu chứng khác người bệnh còn gặp như:

Bệnh nhồi máu cơ tim nguy hiểm không?

Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim là vì khi tình trạng này diễn ra, nó có thể nhanh chóng kéo theo hàng loạt biến chứng phức tạp khác phát sinh, ví dụ như: Rối loạn nhịp tim Hở van tim Suy tim

Do đó, nếu không được chữa trị kịp thời, các vấn đề trên hoàn toàn có khả năng cao dẫn đến tử vong. Mặt khác, kể cả khi điều trị thành công, mức độ thương tổn của tim vẫn có thể để lại di chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng hoạt động của cơ quan này. Vì thế, điều trị nhồi máu cơ tim hiệu quả ngay từ đầu là điều cần thiết.

Cách chuẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim

Cách chuẩn đoán nhồi máu cơ tim

Trước hết, bác sĩ sẽ kiểm tra những triệu chứng cũng như bệnh lí bạn từng gặp phải. Để từ đó có thể tìm ra cách chuẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp như:

Khi người bệnh đến bệnh viện với các triệu chứng như đã mô tả ở trên kèm theo các triệu chứng khác ghi nhận được lúc thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành 1 số các xét nghiệm chuyên sâu giúp hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh:

Điều trị sao cho hiệu quả?

Phải phát hiện sớm bệnh lý động mạch vành nên khi khách hàng có những yếu tố nguy cơ về tim mạch, có những triệu chứng trên thì phải đi khám và sàng lọc tim mạch sớm nhất. Điều trị nhồi máu cơ tim càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Ngày nay, với nền y học phát triển vượt bậc, hầu hết các cơn đau tim đều có thể được xử lý một cách hiệu quả bằng sự kết hợp giữa các giải pháp khác nhau, bao gồm:

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn: careplusvn, hellobacsi

Exit mobile version